Những bức ảnh dưới đây đã ghi lại cảnh tượng chữa bệnh truyền thống cổ xưa trên đường phố Ấn Độ ngày nay khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi.
Một bệnh nhân để máu chạy ra từ vết cắt bên ngoài nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của Delhi, Jamia Masjid ở Old Delhi, Ấn Độ |
Phòng khám ngoài trời của ông Hakim Ghyas bên ngoài nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Ấn Độ thường xuyên đón tiếp hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Mặc dù dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ được cải thiện rõ rệt, nhưng phương pháp trích máu vẫn được người dân nước này lựa chọn hơn là các phương pháp điều trị hiện đại.
Cụ ông Ghyas, 79 tuổi khẳng định kỹ thuật này có thể chữa trị hầu hết các bệnh như viêm khớp, bệnh tim và thậm chí là bệnh ung thư máu giai đoạn đầu.
Trong buổi phỏng vấn trên CNN mới đây, vị lương y này cũng nói rằng ông hoàn toàn không nhận tiền từ bệnh nhân bởi lẽ phần lớn những người tìm đến đây đều là những người bị bệnh nghèo khổ.
Thay vào để, ông Ghyas sống dựa vào người con trai hiện đang làm chủ cửa hàng trong thị trấn. Một người con trai thứ cũng theo bước chân cha và hành nghề giúp đỡ dân làng.
Trích máu là một phương pháp cổ xưa được đề cập lần đầu tiên trong các tài liệu chữa bệnh tiếng Hy Lạp và tiếng Phạn cổ hàng nghìn năm trước. Kỹ thuật này được mô phỏng theo quá trình kinh nguyệt, dựa vào sự kiểm soát hiện tượng chảy máu để lọc “máu bẩn” ra khỏi cơ thể.
Nền y học Hy Lạp cổ đại tin rằng kinh nguyệt có chức năng “tẩy chất humors trong cơ thể”.
Tiền đề cơ bản của học thuyết này là máu không tinh khiết chính là nguồn gốc cội rễ gây ra các loại bệnh: Nếu mọi người loại bỏ máu bẩn ra khỏi cơ thể, người đó sản xuất lượng máu mới và nhờ đó sức khỏe dần được hồi phục.
Tuy nhiên, phải nhiều lần trích máu mới có thể đạt được điều trên.
Ở châu Âu, phương pháp trích máu không được coi trọng đến cuối thế kỷ 19 khi các bác sĩ thấy rằng nó sẽ khiến người bệnh yếu hơn và dễ bị nhiễm trùng. Nhưng gần đây, nhiều người đã cố gắng chữa bệnh bằng phương pháp này bằng cách cho đỉa hút máu.
Ở các phòng khám ở thủ đô Delhi, trước tiên người bệnh cần đứng dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng nửa giờ đồng hồ để máu được lưu thông dễ dàng. Sau đó, họ đứng thắng, được gắn chặt sợi dây thừng từ thắt lưng xuống dưới sau đó dùng dao lam rạch da.
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm ngoái trên 60 người béo phì phát hiện ra phương pháp trích máu làm giảm huyết áp, tăng lượng cholesterol tốt HDL. Kết quả trên được thông báo trên tạp chí Y học BMC gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu từ Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng chỉ ra những người hiến máu 6 tháng/lần ít có khả năng mắc bệnh đau tim và đột quỵ do lượng sắt trong máu bị giảm.
Phương pháp điều trị dùng đỉa hút máu cũng dần trở nên phổ biến ở Anh trong những năm gần đây. Phương pháp này có thể làm giảm đáng kể đau khớp gối ít nhất trong 2 tháng.
Nhiều người xếp hàng để chờ chữa bệnh bằng phương pháp trên
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?