“Mình chỉ muốn về ngay với mẹ. Mấy anh em trong công ty mình toàn người ở Quỳnh Lưu, Nghệ An khóc ầm từ sáng đến giờ".
Những hình ảnh về Miền Trung làm đau lòng những người con xa quê |
“Quê mình ơi, Tết ni lại đói rồi”
“Nhà mi bị chi không?”; “Có vớt vát được chi không?”; “Tết ni lại đói rồi!”…là những câu hỏi lặp đi lặp lại ở những câu chuyện của người trẻ xa quê trong những ngày mưa bão.
Cô gái trẻ ở Nghệ An với nickname Nâu Đá chia sẻ trên trang cá nhân: “Nghe tin quê nhà mưa bão, sáng đến công ty, toàn đồng hương chung một nỗi xót xa! Thương mẹ, thương quê mình lại gồng lên chống đỡ thiên tai, biết làm chi đây?”.
Bạn cho biết thêm: “Mình chỉ muốn về ngay với mẹ. Giờ ở Hà Nội về quê qua đoạn Hoàng Mai phải đi đường tránh theo đường mòn Hồ Chí Minh. Mấy anh em trong công ty mình toàn người ở Quỳnh Lưu khóc ầm từ sáng đến giờ. Có người mẹ gọi ra từ quê bảo: "Rét và đói con ạ", nghe mà xót xa quá”.
Chị Đỗ Quyên (Bố Trạch, Quảng Bình) cũng chia sẻ với bạn bè trên facebook: “Nhà chị may mắn không bị tốc mái, nhưng cả vườn cây mất sạch. Toàn bộ cao su bị bão nó bẻ mất em ạ, hơn chục năm trồng mới thu hoạch được. Vậy mà…”.
Một bạn trẻ khác ở Quỳnh Lưu, Nghệ An cũng chia sẻ trên trang cá nhân: “Vừa gọi điện về nhà, bố bảo mưa to gió lớn, nước chảy ồ ạt từ trên núi xuống dưới nhà. Gà khóc, lợn kêu, cá nuôi trong ao trôi hết... Mọi người đóng cửa kín trong nhà không ra ngoài được. Nhà dì, nhà cậu ở thấp hơn, nước tràn cả vào nhà…Mấy năm nay rồi, lần này lại bị ảnh hưởng bão nặng nề như thế”.
Bạn Văn Trọng (Quỳnh Lưu) cũng cho biết: “Mỗi người dân Mai Hùng (Quỳnh Lưu) sẽ được cấp phát một gói mì tôm, nhưng không có nước để ăn. Mình ở ngoài này được ăn ngon mặc ấm còn bố mẹ ở nhà thì không ăn được một gói mì!”.
Bạn Hồng Hải (sinh viên ở TP.HCM) não nề: “Sáng em gái mình ở quê nhắn tin “Nhà mình mất sạch rồi chị ạ. Bố nói với mẹ “Như ri thì lấy mô tiền mà gửi cho con Hải ăn học đây”. Nghe mà đắng ngắt bạn ạ”.
“Nhà tao lợn, gà chết sạch rồi. Mai tao xin nghỉ về nhà dọn dẹp vườn tược, lợp lại mái nhà chứ có hai 'ông bà già' ở nhà xoay răng được?”. Nghe thằng bạn dân Quảng Bình ở cùng phòng kể mà chẳng biết nói gì. Nói gì bây giờ cũng thấy thật vô duyên”, anh Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) nói.
Chị Hải Anh (Nghệ An) cho biết: “Năm mô trước mùa bão, bố tôi cũng bắc thang trèo chặt hết cành cây để tránh bão đổ. Tết năm vừa rồi, bố mất, nhà toàn con gái không ai trèo lên mà chặt được. Rứa là bão vô, cây phi lao đổ trúng gian bếp làm sập mất một góc. Mẹ gọi điện ra, chưa kịp trấn an mẹ thì mẹ lại động viên “ngược”: “Không lo mô con, cứ yên tâm mà mần việc”.
Dẫu gió mưa đã trở thành chuyện cũ…
Chia sẻ nỗi lo lắng và họ, những người con xa quê còn kể về những kỷ niệm những mùa bão như một thứ “đặc sản” của Miền Trung.
Hoàng An (26 tuổi) nói: “Chỉ nhắc đến mấy từ khóa “Mùa bão/lũ lụt/tốc mái/mất mùa/tan hoang…” là người ta nghĩ ngay đến Miền Trung quê tôi rồi. Năm nào bão, lụt hoa màu mất trắng bố tôi cũng tuyên bố với cả nhà: “Trời không thương, của thiên lại trả địa như ri thì năm sau tau không làm nữa”. Nhưng rồi lại làm, không làm ruộng lấy gì mà ăn?”.
“Hồi bé mình chẳng biết gì chỉ biết mưa bão nước lên lắm cá, cua tha hồ mà đi bắt, rồi gió, bão vặt rụng hoa quả trong vườn tha hồ đi nhặt ăn chứ ngày thường bố, mẹ cấm ăn chỉ chắt chiu dành để đi bán. Hồi đó thấy thế là thích chứ biết gì, lớn lên một chút mới thấm buồn. Năm nào cũng thế, nỗi buồn mãi vẫn chưa thể quen…”, một độc giả khác chia sẻ.
Trên diễn đàn một tờ báo mạng, độc giả ở địa chỉ phongbk1492@gmail.com chia sẻ: “Năm 2010, bão vào Nghệ An. Buổi sáng mình còn đi chặt cây, đắp đất kè bờ ao, buổi tối là lên xe ra Hà Nội nhập học, ra đi mà bão đuổi sau lưng. Kỉ niệm đó giờ mình vẫn không quên được.”
“Mẹ sinh mình ra cũng một năm lụt to. Gió quất mất cái mái nhà (gọi là mái cho sang chứ thực ra là mấy mảnh tranh rúm ró che tạm túp lều). Nước tràn ngập gần lên mép chõng, hoảng quá bố mình với bà nội phải đưa mẹ sang nhà hàng xóm đẻ nhờ. Đó là năm 1988, giờ hơn 25 rồi, mỗi mưa bão mẹ mình lại nhắc chuyện cũ: “Đúng là cái dân Nghệ Tĩnh khổ đến nỗi đi đẻ không có chỗ mà chui” - bạn Huyền Trang (Nghệ An) chia sẻ câu chuyện của mình.
“Con vẫn nhớ như in mùa mưa bão của những năm trước. Đêm 2, 3 giờ sáng, chúng con tỉnh giấc giữa đêm vì tiếng gọi khẩn cấp của ba mẹ. Cả nhà lao ra đường, chạy về phía hồ cá. Suy nghĩ trong con lúc đó không phải là sự sợ hãi mà là đôi mắt của mẹ, tiếng thở dài của ba… và sẽ thế nào nếu ngày mai, hồ cá nhà mình bị chìm trong biển nước? “Hồ cá” - Cả nhà đã sống với nó mười mấy năm trời. Vất vả, khổ cực, và cũng có những lúc vui sướng hạnh phúc với những mẻ lưới đầy, những phiên chợ Tết đắt hàng…. Thế cho nên, phải khó khăn lắm, năm nay ba mới quyết định bỏ, không làm hồ cá nữa. “Không còn hồ, mưa cũng chỉ ở trong nhà thôi!” – tiếng ba nhỏ nhỏ, đều đều qua điện thoại. Con không biết ba đang vui vì trút được gánh nặng hay đang buồn và tiếc nuối…” (Trích Facebook của Bích Thủy, Quảng Bình).
Những dòng thơ về Miền Trung cũng được nhiều bạn trẻ chia sẻ trên mạng. Những câu chữ “Em có về Miền Trung mùa mưa/ Về để hiểu "Miền Trung mùa nước lũ/ Dẫu gió mưa đã trở thành chuyện cũ/ Nhưng những nỗi đau cứ mới theo mùa…”... vẫn cứ ám ảnh những người con xa quê mùa bão về.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%