Những thói quen ăn trứng tai hại khiến thực phẩm lành mạnh trở thành 'thuốc độc' đối với sức khỏe
Thứ bảy, 18/03/2023 09:39

Trứng là một loại thực phẩm vừa "rẻ tiền" lại có giá trị dinh dưỡng cao, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người lại mắc phải những sai lầm không đáng có trong cách sử dụng cũng như chế biến, biến chúng thành "thuốc độc" đối với sức khỏe.

1. Ăn trứng sống

Khi ăn trứng chúng ta không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống vào trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn hiệu quả. Nguyên nhân là do, đường sinh dục của gà có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe nên cho dù bạn bỏ ngoài để ăn trọng của quả trứng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn, trong đó phải kể đến vi khuẩn salmonella - một loại vi khuẩn gây ngộ độc cho người ăn phải.

Không những vậy, bên trong lòng trắng của trứng sống còn có một chất có thể gây cản trở cơ thể hấp thu vitamin H. Cụ thể, nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu của cơ thể chỉ được 40%, trong khi ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới là là 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85% và trứng chưng 87,5%. Chính vì vậy, thay vì ăn trứng sống bạn hãy ăn trứng luộc chín tới để có thể đảm bảo các chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất, các vitamin... ít bị mất đi.

an-trung-ga-song-co-that-su-tot-va-trung-ga-nen-dung-the-nao-cho-dung-202202141243505922

2. Luộc trứng quá lâu

Luộc trứng là cách tốt nhất để bạn có thể hấp thụ nhiều nhất chất dinh dưỡng có từ trứng. Tuy nhiên, trứng chỉ nên luộc chín tới chứ không nên để quá lâu vì sẽ có thể làm mất đi protein và thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để luộc trứng đúng cách, bạn hãy cho trứng vào nước lã và đun sôi dần.

Khi thấy nước sôi, bạn hãy giảm lửa nhỏ lại và đun trong khoảng 2 phút thì tắt bếp rồi lại tiếp tục ngâm trong khoảng 5 phút nữa. Thời gian luộc trứng lý tưởng nhất là từ 10 - 12 phút vì lúc này trứng vừa được chín tới, lòng đỏ không bị chín quá kỹ, có thể dễ dàng hấp thu. Ngoài ra, một mẹo nhỏ khi luộc trứng đó là cho muối vào để giúp cho trứng không bị vỡ.

3. Chiên trứng cháy

khi chiên hay ốp trứng, bạn nên dùng lửa nhỏ, thời gian nấu có thể lâu hơn một chút nhưng lòng đỏ sẽ có thời gian đủ để chín tới, tốt cho sức khỏe mà còn không bị cháy. Nếu để lửa quá to, trứng sẽ rất dễ bị cháy bên ngoài trong khi bên trong vẫn chưa chín, khiến cơ thể khó hấp thu, đồng thời các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2 cũng sẽ bị mất đi, rất lãng phí.

meo-chien-trung-op-la-chin-deu-ma-khong-bi-vo-1-giadinhvietnam-21455429

4. Hâm lại trứng

Việc hâm lại trứng đã chín cho nóng để ăn vừa khiến protein có trong trứng bị mất đi lại vừa khiến món ăn trở nên độc hại và có thể gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn không nên hâm lại trứng, nhất là trứng luộc và trứng ốp lết. Cách tốt nhất là nấu ăn với lượng trứng vừa đủ, không lãng phí.

5. Ăn trứng đã chín để qua đêm

Trứng luộc là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu để qua đêm thì các chất dinh dưỡng dồi dào vốn có này sẽ có thể sản sinh ra vi khuẩn. Nguyên nhân là do, khi luộc trứng, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm nên giá trị dinh dưỡng sẽ giảm rất nhiều.

trung-luoc-de-duoc-bao-lau-8

6. Ăn trứng cùng với sữa đậu nành

Không ít người có thói quen ăn sáng với món trứng ốp la cùng với sữa đậu nành để có thể cung cấp năng lượng dồi dào cho một ngày làm việc và học tập hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người. Nếu kết hợp 2 thực phẩm này thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỉ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

7. Ngâm trứng luộc trong nước lã

Sau khi luộc trứng xong, mọi người thường bỏ vào trong bát nước lã để trứng nhanh nguội và vỏ dễ bóc hơn. Cách làm này là sai hoàn toàn. Khi đặt trứng chín vào nước lã, màng bảo vệ bị phá vỡ do nhiệt độ hạ đột ngột. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong trứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn.

1-27

8. Uống trà ngay sau khi ăn trứng gà

Nhiều người ăn xong cơm với trứng gà thường uống nước trà để bớt ứ đầy bụng. Thực tế, protein trong trứng gà và chất axit tannic acid trong lá trà khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột giảm.

9. Ăn trứng khi đói bụng

Khi bụng đang đói, nếu dung nạp quá nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị “áp bức” chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.

tai-sao-bung-keu-moi-khi-doi-202110041043492840

10. Chế biến trứng với các loại gia vị

Khi nấu trứng, nhiều người thường có thói quen cho thêm xì dầu hay bột ngọt vào để tăng sự thơm ngon cho món ăn. Nhưng trên thực tế, đây là một thói quen rất có hại, bởi khi nấu chung với trứng chúng sẽ sinh ra chất gây phá hủy thành phần amino acid hữu ích sẵn có dưới nhiệt độ cao. Ngoài ra, xì dầu có thể nấu ở nhiệt độ cao nhưng bột ngọt lại chỉ nên thêm vào món ăn sau khi món ăn đã chín và chuẩn bị tắt bếp. Cho nên, muốn món trứng đậm đà hơn thì chỉ cần thêm một chút muối là được.

Xevathethao.vn

Nguồn: https://xevathethao.vn/uncategorized/nhung-thoi-quen-an-trung-tai-hai-khien-thuc-pham-lanh-manh-tro-.. Nguồn: https://xevathethao.vn/uncategorized/nhung-thoi-quen-an-trung-tai-hai-khien-thuc-pham-lanh-manh-tro-thanh-thuoc-doc-doi-voi-suc-khoe.html

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: Sai lầm khi ăn trứng , trứng gà , chăm sóc sức khỏe