Các đại gia công nghệ trên thế giới thường nổi tiếng với những bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật có trị giá đến hàng trăm triệu đô.
|
Các đại gia công nghệ trên thế giới thường nổi tiếng với những bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật có trị giá đến hàng trăm triệu đô.
Tuần trước, kiệt tác "The Women of Algiers" phiên bản O đã chạm mốc kỷ lục 179,4 triệu đô. Danh tính người mua không công khai, nhưng được nghi ngờ là một trong các đại gia công nghệ. Trên thực tế, rất nhiều đại gia công nghệ ưa chuộng các tác phẩm đắt tiền.
Bức "Lost on the Grand Banks" của Winslow Homer được Bill Gates mua với giá 36 triệu USD năm 1998 và hiện được treo trước cửa thư viện tại gia.
Phía trong thư viện là "Room of Flowers" của Childe Hassam, với giá ước tính 20 triệu đô.
Bill Gates cũng sở hữu bức "Polo Crowd" của George Bellows. Ông bí mật mua bức tranh này tại một buổi đấu giá năm 1999, tăng giá trị bộ sưu tập lên 27,5 triệu USD. Trong đó có bức "The Nursery" trị giá 10 triệu USD.
Tác phẩm đầu tiên mà ông mua là "Distant Thunder" tác giả
Andrew Wyeth trị giá 7 triệu đô năm 1996.
Tác phẩm đăc biệt nhất trong số 6 bảo vật sưu tầm của Bill Gates là "Codex Leicester",
cuốn sổ ghi chép về khoa học được viết và minh họa bởi Leonardo Da Vinci.
Người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen cũng có bộ sưu tập đáng nể. Bức "Rouen Cathedral: Afternoon Effect" của Monet chỉ là một trong rất nhiều tác phẩm khác được trưng bày tại bảo tàng của ông tại Seattle.
Allen cũng mua bức "Maternity II" của Paul Gauguin với giá 39,2 triệu USD năm 2004.
Tác phẩm này ra đời từ năm 1899.
Một tượng điêu khắc tên "Femme de Venise" bởi Alberto Giacometti có giá ước tính 5 triệu USD được bày trong văn phòng của ông tại Seattle. Allen cũng sở hữu bức "La Liseuse" của Renoir được bán với giá 13,2 triệu USD năm 2001.
CEO Yahoo trưng bày các bản điêu khắc bằng kính của Dale Chihuly tại nhà ở San
Francisco. Mỗi bản trị giá khoảng 15000 USD.
Mayer cũng để vài phiên bản mini chó bóng bay Jeff Koons trong nhà bếp.
Eric Schmidt là một trong các nhà sưu tầm nghệ thuật lớn nhất thế giới. Ông có sở thích đa dạng, nhưng Paul Cezanne là họa sĩ ưa thích nhất của ông. Còn với nghệ thuật đương đại, ông thích Rudoft Stingel.
Tỉ phú của Oracle Larry Ellison bắt đầu hứng thú với nghệ thuật Nhật Bản khi làm việc tại đây trong những năm 1970. Các tác phẩm ông sở hữu được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật châu Á tại San Francisco tháng 6 năm 2013.
Ông cũng được biết về việc sắp xếp lại các tác phẩm trong nhà thường xuyên, theo như truyền thống Nhật Bản. Bộ sưu tập của ông ước tính có 500 hiện vât, trong đó có các tác giả Nhật.
Nghệ thuật 3D mang cả đại dương vào phòng tắmNhững thành phố nên đến để chiêm ngưỡng nghệ thuật đường phốNgỡ ngàng những bộ váy tuyệt đẹp từ thiên nhiênTheo Business Insider
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?