Lịch sử phát triển của nền điện ảnh Nhật Bản từng chứng kiến không ít tác phẩm sáng chói, phản ánh những suy nghĩ và góc nhìn tinh tế của các đạo diễn đối với bối cảnh xã hội ở từng thời kì.
10 tác phẩm hay nhất lịch sử phim ảnh Nhật Bản |
Tokyo Story - Tokyo Monogatari (1953)
Tokyo Story kể về một cặp vợ chồng già từ quê lên thành phố thăm con. Ngược lại với sự phấn khởi, vui mừng của bố mẹ, những đứa con do phải lo toan “cơm áo gạo tiền” mà trở nên cộc cằn, đối xử tệ với đấng sinh thành. Những mâu thuẫn nhỏ dần nảy sinh khiến mối quan hệ gia đình bị rạn nứt.
Được xem là kiệt tác của đạo diễn bậc thầy Yasujirou Ozu, câu chuyện trong phim không chỉ của riêng gia đình ông bà Hirayama mà còn là thực trạng chung của nước Nhật những năm sau Thế chiến thứ hai, khi các giá trị kinh tế dần lấn át các mối quan hệ gia đình. Tokyo Story cũng là một trong những phim châu Á hiếm hoi nhiều lần được Viện phim ảnh Anh đưa vào các chương trình giảng dạy của họ.
7 Samurai - Shichinin no Samurai (1954)
7 Samurai lấy bối cảnh tại một ngôi làng ở Nhật Bản vào thế kỉ 16, kể về nhóm bảy võ sĩ đạo dũng cảm bảo vệ dân làng đói khổ trước bọn cướp hung tợn.
Với tuổi đời 60 năm, tuy mang nội dung không mới về tinh thần nghĩa hiệp của các võ sĩ, 7 Samurai vẫn hấp dẫn khán giả toàn thế giới với phong cách làm phim độc đáo, chân thực. Phim tạo cảm hứng cho nhiều tác phẩm điện ảnh phương Tây, trong đó không thể không kể đến bộ phim viễn Tây kinh điển Magnificent Seven ra mắt vào năm 1960.
Yojimbo (1961)
Sự xuất hiện của Yojimbo không chỉ thổi luồng gió mới vào nền điện ảnh Nhật Bản mà còn gây ảnh hưởng tới phong cách làm phim của các nước phương Tây, điển hình là phim A Fistful of Dollars ra đời một năm sau đó của tài tử Clint Eastwood. Điều này cũng chính là lý do Yojimbo được xếp ở vị trí 95 trong danh sách 500 phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Empire.
Phim là câu chuyện về một võ sĩ lang bạt khắp giang hồ có tấm lòng cao thượng, đã quyết đánh cược mạng sống của mình để giảng hòa hai băng đảng giang hồ, tránh gây đổ máu cho người dân vô tội.
Woman in the Dunes - Suna no Onna (1964)
Là một trong những bộ phim tiên phong về trào lưu làm phim mang phong cách siêu thực ở Nhật, Woman in the Dunes được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của biên kịch Kobo Abe. Qua hình ảnh ngôi nhà giữa cồn cát trắng mênh mông hay các biểu tượng đậm tính triết học hiện sinh khi nhân vật chính Jumpei đào cát quanh nhà hay cố leo lên những cồn cát cao để thoát khỏi “Cô gái cát”, phim phần nào đã giải đáp nhiều câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời và triết lý nhân sinh.
Woman in Dunes đã đoạt giải Special Jury Prize tại LHP Cannes 1964 và đề cử giải Oscar cho Phim nước ngoài hay nhất cùng năm.
Battle Royale (2000)
Battle Royale được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Koushun Takami đã gây ra một tiếng vang lớn thời bấy giờ, tạo ra nhiều làn sóng tranh cãi trái chiều bởi tính bạo lực của nó.
Phim lấy bối cảnh trong tương lai gần, nhằm chấn chỉnh tình trạng đạo đức của xã hội, mỗi năm chính phủ chọn ngẫu nhiên một nhóm các học sinh lớp 9 và đẩy ra hoang đảo. Tại đây trong vòng 3 ngày, các học sinh này phải giết lẫn nhau, người cuối cùng sống sót sẽ là người chiến thắng. Các cảnh hành động cùng lời thoại của phim tuy không quá xuất sắc nhưng đủ khiến người xem hãi hùng khi chứng kiến những gương mặt thiếu niên búng ra sữa cầm dao giết hại bạn bè mình.
Nobody Knows - Dare mo Shiranai (2004)
Nobody Knows dựa trên câu chuyện hoàn toàn có thật về 4 đứa trẻ bị chính mẹ ruột của mình bỏ rơi trong một căn hộ tại Nhật năm 1988, phải gồng mình chống lại cơn đói khát trong nhiều ngày. Sự kiện này đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước Nhật, người mẹ nhẫn tâm cũng bị tuyên án 3 năm tù giam. Diễn xuất tuyệt vời của Yuya Yagira - 14 tuổi trong vai người anh cả Akira đã mang về cho cậu giải nam chính xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2004.
The Taste of Tea - Cha no Aji (2005)
The Taste of Tea kể về gia đình Haruno gồm 3 thế hệ với 5 thành viên sống cùng nhau tại một miền quê Nhật Bản, mỗi thành viên lại có những cá tính và suy nghĩ khác nhau, bổ trợ nhau thành một “bức tranh đa sắc” hoàn chỉnh.
The Taste of Tea có nội dung nhẹ nhàng, giản dị và đề cao tình thân gia đình, đặc biệt là có nhiều cảnh quay được ngộ nghĩnh hóa theo phong cách truyện tranh Nhật Bản. Riêng chi tiết này rất được đánh giá cao tại các LHP ở Pháp, Mỹ, Hawaii...
Departures - Okuribito (2008)
Là bộ phim Nhật Bản đầu tiên được nhận giải Oscar cho hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc nhất, Departures xoáy sâu vào đề tài chết chóc thông qua nghề trang điểm tử thi của gia đình nhân vật chính, nhưng lại không khiến khán giả thấy ghê sợ. Với những triết lý Phật giáo về cõi sinh cõi tử được lồng ghép tinh tế, phim như một bản nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng lặng lẽ thấm sâu vào lòng người.
Like Father Like Son (2013)
Ryota (Masaharu Fukuyama) là một kiến trúc sư thành đạt làm việc tại Tokyo, có người vợ Midori và cậu con trai Keita 6 tuổi là nguồn động lực để anh làm việc không biết mệt mỏi. Trong một lần xét nghiệm máu, Ryota phát hiện Keita không phải là con mình, con ruột của anh hiện đang được gia đình khác nuôi dưỡng, điều này khiến cả 2 gia đình lâm vào tình thế vô cùng khó xử.
Lấy đề tài về tình phụ tử thiêng liêng nhưng Like Father, Like Son lại có cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ thông qua những bài học trên hành trình tìm lại chính mình của ông bố. Phim thích hợp với những ai đang là cha mẹ, cũng như những người sẽ trở thành cha mẹ trong tương lai cùng xem và suy ngẫm.
Tokyo Sonata (2008)
Tokyo Sonata là tác phẩm điện ảnh giành giải Prix Un Certain Regard tại LHP Cannes 2008. Một gia đình trung lưu ở thành phố Tokyo, bỗng đứng trước nguy cơ tan vỡ khi người chồng Ryuhei Sasaki, lao động chính trong gia đình, mất việc. Vì lòng tự trọng, Ryuhei quyết định giấu kín chuyện này, mỗi sáng lại giả vờ ăn vận chỉnh tề tới công ty. Phim có nội dung tiếp cận một cách trực diện đến tàn nhẫn cuộc sống của một gia đình Nhật điển hình ở thế kỉ 21, bị bủa vây dưới áp lực khủng hoảng kinh tế và các lề thói đạo đức hà khắc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Đàm Vĩnh Hưng không thể hủy đơn kiện chồng tỷ phú của ca sĩ Bích Tuyền?
- MC Thành Trung sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào ở tuổi 41?
- Thương Tín được người nhà đưa lên TP.HCM khám bệnh, nhìn chân của nam nghệ sĩ mà dân tình xót xa
- Dương Triệu Vũ hé lộ 'thế lực' giúp Đàm Vĩnh Hưng giải quyết vụ kiện triệu đô
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%