Bạn cần tránh những quan niệm sai lầm này khi chăm sóc trẻ sơ sinh để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe con trẻ.
![]() |
|
Nhiều mẹ thường áp dụng các kinh nghiệm chăm sóc trẻ từ ngày xưa truyền lại nhưng không biết rằng có một số kinh nghiệm không tốt cho sức khỏe con trẻ.
1. Chạm vào thóp trẻ sơ sinh sẽ gây tổn thương cho não trẻ
Thóp là bộ phận giúp xương sọ của trẻ mềm dẻo trong quá trình sinh nở cũng như phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp gồm thóp trước và thóp sau, trong đó thóp sau sẽ biến mất khi trẻ được 3 tháng tuổi còn thóp trước phải đợi tới khi bé hơn 1 tuổi.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ cần tránh những quan niệm sai lầm này.
(Ảnh minh họa)
Nhiều bậc cha mẹ me những lời khuyên truyền tai của những người lớn tuổi, cho rằng chạm vào thóp sẽ khiến não trẻ tổn thương, vì thế không dám động vào thóp của con. Nhưng thực tế là dù não trẻ sơ sinh chưa được lấp kín bằng xương song nó lại được bảo vệ bởi 3 lớp vỏ bọc, đó là lớp mềm, mạng nhện và lớp cứng. Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc này cũng được lấp đầy bởi chất lỏng với vai trò giảm chấn động. Đồng thời, thóp của trẻ còn được bảo vệ bởi lớp da ở ngoài cùng. Chính vì thế, nếu gội đầu, vuốt đầu trẻ nhẹ nhàng thì cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm không gây hại cho con.
2. Trẻ sơ sinh cần được tắm mỗi ngày
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng việc tắm hàng ngày sẽ giúp trẻ mau lớn và sạch sẽ hơn, tuy nhiên điều đó không có nghĩa tốt cho sức khỏe. Nếu tắm cho trẻ sơ sinh quá nhiều có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như gây tổn hại đến làn da mỏng manh của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen tắm cho trẻ hàng ngày cũng không sao, chỉ cần bạn nhớ dưỡng ẩm cho trẻ sau đó là được. Các bác sỹ khuyên rằng, cách tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất đó là trong 1 tuần chỉ tắm cho trẻ 2 – 3 lần. Và khi tắm chỉ nên dùng nước ấm sạch để lau nhẹ vùng cổ, bẹn và nách để vệ sinh cho trẻ.
3. Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc
Từ xưa nay, các bậc cha mẹ vẫn thường có thói quen tráng miệng cho trẻ bằng nước lọc vì nghĩ rằng nó vừa giúp sạch lưỡi, vừa tránh cho trẻ bị táo bón. Tuy nhiên việc làm này với trẻ sơ sinh là không cần thiết, thậm chí nó có thể để lại rất nhiều hệ lụy.
Nếu các mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước lọc trong giai đoạn này có thể khiến trẻ còi xương, chậm lớn; nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê…
Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.
Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
3 thứ càng to, đàn ông càng thành đạt, giàu có, thậm chí hết mực chiều vợ thương con
-
3 dấu hiệu đàn bà lẳng lơ, thích tiếp cận đàn ông đã có gia đình
-
Kết hôn với 3 kiểu phụ nữ này quả thực là 'thảm họa', hôn nhân lựa nhầm người, cả một đời thống khổ
-
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Đằng sau sự tan hoang của người đàn ông là người phụ nữ'




-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?