Làng phong Quy Nhơn được coi là 1 ốc đảo ngủ quên của những người bị hắt hiu. Nhưng, tình người và sự đồng cảm đã giúp họ vượt lên định kiến xã hội để vun đắp hạnh phúc.
Thung lũng Quy Hoà |
Chàng rể chạy trốn mẹ vợ
Thung lũng Quy Hòa nằm lọt thỏm giữa một bên là dãy núi hình cánh cung, một bên là bờ biển cong cong đầy cát trắng. Từ trên cao nhìn xuống, ngôi làng của những bệnh nhân phong ẩn hiện dưới những hàng dừa rợp bóng nằm trong khuôn viên bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quy Hoà. Làng phòng Quy Hoà từng được xem là thế giới của những con người bất hạnh, sống tách biệt với xã hội bên ngoài. Thế nhưng giờ đây khi đến làng, không ít người ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu đang diễn ra nơi đây.
Dọc con đường bê tông nhỏ giữa những dãy nhà cũ kĩ, chúng tôi dễ dàng thấy được cuộc sống thường nhật của dân làng. Vì mắc bệnh phong nên hầu hết các bệnh nhân đều bị khuyết tật. Những bi kịch đau thương gây ra từ vi khuẩn Hansen (vi khuẩn gây ra bệnh phong) hiện lên rõ ràng hơn với hình ảnh người đàn ông trước chiếc xe lắc, đôi bàn tay trụi ngón. Đó là ông Phạm Văn Lem (SN 1955, người dân tộc Hrê, đến từ huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).
Ông Lem vốn bị bệnh phong từ nhỏ. Vì sống giữa rừng núi xa xôi nên ông không được chữa trị kịp thời. Đến khi phát bệnh nặng, ông Lem bị người dân đuổi ra khỏi làng vì sợ lây truyền. Lay lắt mãi đến những năm 1980, một đoàn bác sĩ đến làng khám chữa bệnh thì phát hiện và đưa ông xuống Bệnh viện phong Quy Hoà. Sau 10 năm điều trị, cuối cùng ông Lem cũng thoát khỏi cảnh bệnh tật đeo bám.
Chỉ vào đôi chân đã bị cưa dưới gối và đôi bàn tay trụi ngón, ông Lem hồn nhiên nở nụ cười: “Tôi điều trị muộn màng, tay chân bị hư đâu có cứu được. Tôi được sống cũng là may mắn rồi. Nếu mà không được bác sĩ tốt bụng đưa xuống đây chắc tôi đã chết rồi”. Chúng tôi hỏi ông tật nguyền thế này có tủi thân lắm không, ông lắc đầu rồi bảo: “không”. Sau đó, ông tươi cười ngỏ ý dẫn chúng tôi về thăm nhà.
Nhà ông Lem chỉ có hai gian ọp ẹp. Hè nhà được dùng làm cửa hàng tạp hoá mà theo ông Lem thì đó là nguồn sống của gia đình. Thấy ông Lem về, một phụ nữ người Kinh tươi cười bước ra. Đó là vợ ông, đôi bàn tay co quắp vì bệnh phong.
Ông Lem kể cho khách nghe chuyện tình của hai vợ chồng mình. Vợ ông, bà Phan Thị Hà (SN 1958, quê Quảng Nam) bị bệnh phong từ năm 14 tuổi nhưng không hề hay biết. Gia đình ban đầu cho uống thuốc nam không bớt nên sau đó bỏ mặc.
Mãi đến mấy năm nay, bà Hà mới được đưa đến bệnh viện và biết rằng mình bị bệnh phong. Thời gian trôi đi, năm 1994, căn bệnh càng thêm trầm trọng hơn. Rồi bà xin vào Quy Hoà với hi vọng được chữa trị dứt bệnh.
Những ngày bà điều trị, ông Lem thường lên khu an dưỡng ở bệnh viện chơi rồi hai người gặp nhau. Thấy người phụ nữ tội nghiệp, ông Lem thường mua bánh tráng đến mời bà ăn và động viên an ủi bà. Hai người trò chuyện tâm đầu ý hợp dù có nhiều bất đồng về ngôn ngữ.
“Tôi lên khu an dưỡng chơi được thời gian thì không đến nữa. Sau đó nghe mấy người nói: “Cô Hà buồn lắm”. Tôi hỏi nguyên do thì họ bảo: “Cô Hà thương anh rồi”. Tôi gãi đầu gãi tai nghĩ mình bệnh tật thế này sao người ta thương?. Tôi lảng tránh nhưng mọi người cứ nói vào nên tôi đành đến gặp cô ấy. Chúng tôi bốn mắt nhìn nhau mà ngại ngùng chẳng biết nói gì. Rồi tôi nghĩ người ta đã không chê mà đem lòng thương mình nên cũng bớt mặc cảm. Cuối cùng chúng tôi đến với nhau, theo kiểu góp gạo nấu cơm chung”, ông Lem kể.
Làng Phong Quy Hoà
Quyết định gắn bó với nhau, hai người cùng báo tin cho người thân ở quê nhà biết sự tình. Thế nhưng ngày mẹ Hà lặn lội vào Quy Hoà, ông Lem vì mặc cảm mình bị tàn phế nên chạy trốn biệt tăm. Bà Hà đi tìm mãi mới đưa được ông về để gặp mẹ vợ tương lai.
Nhìn chàng thanh niên tay chân ngắn ngủi, bà cụ thấu hiểu mọi chuyện, liền bảo: “Các con đều bệnh tật, nếu đã có tình cảm thì hãy thương nhau trọng đời”. Câu nói này khiến ông Lem cảm động khóc sụt sùi. Được người mẹ chứng giám, họ nên nghĩa vợ chồng từ dạo đó.
Khi bà Hà xuất viện, ông bà cùng xin một ngôi nhà nhỏ trong làng để nương trú. Sống được 3 năm thì bà Hà sinh cho ông cậu con trai khấu khỉnh, niềm hạnh phúc nhân lên gấp bội. Càng vui hơn khi đứa bé lớn lên mạnh khoẻ, lanh lợi. Vợ chồng ông Lem cho biết con trai họ nay 15 tuổi, học lớp 10.
Qua bao năm tháng, đứa con chính là sợi dây vô hình neo chặt tình cảm vợ chồng. Với làng phong thì cậu con trai mang hai dòng máu Kinh – Hrê là “quả ngọt” của tình yêu không phân biệt dân tộc, vùng miền. Tìm hiểu mới biết, những trường hợp như vợ chồng ông Lem ở đây không phải là chuyện hiếm.
“Hình là giả nhưng tình cảm là thật”
Chia tay vợ chồng ông Lem, chúng tôi đến thăm nhà anh A Vữ (SN 1972, người dân tộc Ba Na, quê ở Gia Lai) khi mặt trời đã đứng bóng. Lúc này, A Vữ đang loay hoay nấu cơm, đôi tay sần sùi vụng về nhóm lửa chốc chốc nâng lên dụi vào con mắt đỏ bên phải đã không còn, A Vữ chỉ vào tay đó mà kể: “Mình bị bênh phong nhưng chỉ bị nhẹ, tay chân vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng mà mấy tháng trước, đang nằm ngủ thì con mèo cào vào mắt, không chữa trị được, thế là từ đó mình chỉ còn lại một con mắt”.
A Vữ được sinh ra ở một buôn làng xa xôi của huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai). Nhà nghèo nên anh phải kiếm kế mưu sinh từ nhỏ. Sau này khi cha mẹ mất đi, A Vữ cùng chị gái sống cuộc đời khổ cực lay lắt.
Những năm 2000, A Vữ đột nhiên mắc căn bệnh lạ, tay chân tê đau rồi mất cảm giác, không còn biết nóng lạnh là gì. Ngày đó ban đầu chàng trai này còn có lúc hồn nhiên vui mừng vì cho rằng mình hơn người bởi “không sợ lửa”. Cho đến năm 2003, A Vữ được phát hiện mắc bệnh phong và đưa xuống Quy Hoà, lúc đó anh rất buồn.
Trong thời gian nằm viện, A Vữ gặp một phụ nữ người dân tộc Jrai cùng quyê Gia Lai, đó là chị Kpas Thuê, (SN 1971). Chị Thuê nhập viện trước A Vữ 3 năm, hoàn cảnh vô cùng bất hạnh.
Thuở đôi mươi, chị Thuê bỗng thấy tay chân đau nhức lạ thường. Gia đình ban đầu cho chị uống nhiều loại thuốc từ lá rừng nhưng thấy bệnh tình không thuyên giảm nên đi mời thầy về cúng bái. Vậy mà sức khoẻ chị vẫn không khá lên, tay chân còn bị nứt nẻ, hoại tử.
Cho rằng con gái bị “ma rừng” hãm hại, gieo rắc tai hoạ nên gia đình xua đuổi chị ra khỏi nhà. Bị người thân và dân làng bản hắt hiu, Thuê lủi thủi khắp rừng kia núi nọ rồi năm 2000 trôi dạt xuống Quy Hoà. Lúc này bệnh đã khá nặng, chị thuê bị cắt đi chân trái và các ngón của đôi bàn tay. Vì mặc cảm nên người phụ nữ này chưa bao giờ dám nghĩ tới hạnh phúc gia đình cho đến khi gặp anh A Vữ.
Nhắc lại chuyện cũ, A Vữ kể: “Năm đó là năm 2005, mình được đưa đến khi an dưỡng để bác sĩ theo dõi, cho thuốc thang. Thuê lúc đó đang nằm ở đây, sắp bớt bệnh nhưng đã bị tàn tật. Mình thấy vậy rồi thương, làm quen nói chuyện. Được hơn 1 tháng thì mình đánh bạc hỏi Thuê có muốn làm vợ mình không? Thuê gật đầu. Sau đó hai đứa lỡ “vượt rào”. Khi biết Thuê mang thai, bệnh viện đưa cả hai ra căn nhà này để chung sống đến giờ”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%