Những chất độc và cách giải độc kỳ diệu từ tự nhiên
Thứ tư, 29/01/2014 05:56

Tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải. Theo Discover, chất độc có hai mặt: Vừa có lợi lại vừa có hại cho con người.

Thạch anh tím

Thạch anh tím

Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay thuốc độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây tử vong cho con người sau khi bị trúng độc. Trong y học và ngành động vật học học, người ta thường phân biệt độc tố với nọc độc. Độc tố là các chất độc được tạo ra thông qua một vài chức năng sinh học tự nhiên, còn nọc độc thường được phun ra khi sinh vật cắn hoặc đốt.

1. Chất độc luôn luôn ám ảnh con người

Chất độc đã từng được đề cập trong văn học, thần thoại, y học hay lịch sử.... Mới đây tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ, người ta đã khai trương một cuộc triển lãm đặc biệt mang tên The Power of Poison (sức mạnh của chất độc) giúp con người hiểu sâu thêm các loại chất độc, nọc độc hay độc tố cùng các phương thức giải độc. Đặc biệt, trong triển lãm, dư luận còn được biết đến một loài nấm cực độc có tên nấm hương bay (Amanita muscaria) có nguồn gốc từ khu rừng Thuringian, Đức. Gọi theo tiếng địa phương là Ttodstuhl, nghĩa là chết chóc, tử vong. Nếu ăn phải loại nấm này, con người có thể tử vong trong chốc lát.

2. Độc tố thủy ngân

Trong cuốn sách viết cho trẻ em tựa đề Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở Thần tiên của nhà văn Lewis Carroll có đề cập chi tiết Alice được dự một bữa tiệc trà do một số nhà sản xuất mũ vô nhân đạo tổ chức. Theo tương truyền, các nhà sản xuất mũ từ năm 1700 đến năm 1900 đã sử dụng nitrat thủy ngân trong ngành công nghiệp trang phục để biến lông vũ thành nỉ.

Xuất phát từ chuyện đó nên dư luận mới có câu "điên như các nhà sản xuất mũ " để ám chỉ cách làm ăn chộp giật của ngành công nghiệp này hồi  thế kỷ thứ 19. Do các công xưởng sản xuất mũ hồi đó không đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là thông khí độc hại, nên nhiều người đã bị trúng độc thủy ngân với các triệu chứng như run rẩy, mất trí nhớ, trầm cảm, khó chịu và lo âu nên căn bệnh này sau đó đã được dư luận đặt cho biệt danh "bệnh Mũ điên."

3. Ốc sên hình nón cực độc

Thực đơn làm từ ốc sên hình nón hay ốc sên hình côn là món ăn lạ miệng nhưng cực độc. Đây là loài động vật có từ thời tiền sử, di chuyển chậm, nhưng nọc của nó lại có hoạt tính rất cao, làm tê liệt con mồi bằng cách làm gián đoạn các chất dẫn truyền thần kinh đưa đến cho các cơ bắp. Tuy rất độc nhưng ốc sên hình nón lại được sử dụng trong y học để sản xuất thuốc giảm đau, phong bế các tín hiệu đau lên não bộ, khả năng giảm đau tốt hơn cả morphine.

Ngoài ra, ốc sên hình nón còn được nghiên cứu để phát triển các loại thuốc tiềm năng chữa bệnh động kinh, Alzheimer và Parkinson.

4. Ống thổi phi tiêu có chứa chất độc

Ống thổi phi tiêu có chứa chất độc (Blowgun Darts) là vũ khí thô sơ nhưng vô cùng hiệu  nghiệm của con người thời cổ đại dùng cho việc săn bắt thú rừng, chim muông. Nhựa độc để tẩm vào mũi tên hay viên đạn (curare) là chất độc được làm từ rễ, vỏ , thân và lá của một số cây nhiệt đới, dây leo có mức độc tố cao. Để làm tăng độc tố, nguyên liệu thực vật được đun sôi trong nhiều giờ trong chậu lớn. Chất lỏng sau đó được cô đặc và tẩm vào đầu mũi tên hay viên đạt, có tác dụng hạ gục đối phương ngay sau khi trúng đích.

5. Nọc độc rắn hổ mang bành

Theo truyền thuyết, Nữ hoàng Cleopatra, vị vua cuối cùng của Ai Cập cổ đại đã kết thúc cuộc đời bằng cách kéo một con rắn hổ mang Ai Cập để nó cắn vào tay.

Sau khi bị cắn, nó làm cho cơ thể con người suy sụp, đau đớn, co giật dữ dội nhưng riêng Cleopatra thì lại cho rằng đây là cái chết nhẹ nhàng nhất, "yên bình" nhất.

6 . Thuốc giải độc: Mỏ chim Hồng hoàng

Theo truyền thuyết của người Malaysia, mỏ chim Hồng hoàng (Hornbill beak) có thể làm  thay đổi màu sắc thức ăn hay đồ uống nếu có chứa chất độc. Chính vì vậy, người ta đã dùng mỏ của loại chim này để sản xuất thìa, vật dụng để thử độc có trong thức ăn và những ứng dụng tương tự khác.

Hồng hoàng hay phượng hoàng đất (tên khoa học Buceros bicornis) là thành viên lớn nhất trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae). Có nhiều trong các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Kích thước khổng lồ, màu sắc đầy ấn tượng của Hồng hoàng đã góp phần làm cho chúng trở thành một phần trong văn hóa và nghi lễ của một số  bộ tộc ít người. Đặc biệt loài chim này có tuổi thọ khá  cao, đạt tới 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

7. Thuốc giải độc: Thạch anh tím

Đồ trang sức, đá quý thạch anh tím được con người sử dụng khá phổ biến để chống độc. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng thạch anh tím có thể làm giảm độc tố của rượu, nên họ dùng các loại ly, cốc làm từ thạch anh tím. Trong tiếng Hy Lạp, từ amethystos (Thạch anh tím) có nghĩa là "không say rượu".

8 . Thuốc giải độc: Răng cá mập

Thế kỷ trước, người châu Âu nghĩ rằng hóa thạch răng cá mập là lưỡi rồng. Những tấm " đá lưỡi " này đã được người ta đeo vào cổ hoặc nhúng vào thức ăn  để nó khử độc.

9. Thuốc giải độc: Snakestone

Hóa thạch xoắn ốc snakestone có nguồn gốc từ Amonit, một con vật đã tuyệt chủng liên quan đến loài ốc anh vũ ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sở dĩ được là snakestone là vì nó có hình dạng cuộn tròn và có khả năng chữa được bệnh. Ngoài mục đích giải độc, con vật này đã trở thành hình tượng nghệ thuật, biểu tượng cho sự thân thiện, tốt lành.

Motthegioi.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny

Tag: Thạch anh tím , Răng cá mập , Mỏ chim hồng hoàng , Nọc rắn hổ mang , Ốc sên nón , Chất độc , Giải độc