Những bức ảnh giả nổi tiếng gây tranh cãi trong lịch sử

Những bức ảnh giả nổi tiếng gây tranh cãi trong lịch sử cho đến nay vẫn là những bí ẩn chưa được tiết lộ, tuy nhiên có thể thấy rõ nhiều điểm khác so với ảnh gốc ban đầu.

Năm 2002, tấm ảnh lan trên mạng về tổng thống Mỹ George W. Bush trong một chuyến đến thăm trường tiểu học đã cầm ngược một cuốn sách. Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm nhanh chóng phát hiện ra rằng cuốn sách đã bị chỉnh sửa để đảo ngược.

Trong năm 2004, áp phích George W. Bush đã sử dụng trong chiến dịch bầu cử bị rò rỉ được cho là sử dụng máy tính để ghép.

Năm 2003, trang Los Angeles Times đã đăng bức ảnh giả (dưới) bằng cách phối 2 bức ảnh nguyên bản (trên). Ngay khi bị phát hiện và người phóng viên này bị sai thải sau đó.

Bức hình mang tên “Bàn tay của Chúa” xuất hiện trong cơn bão Charley ở Florida, Mỹ năm 2004 chỉ là ảnh giả nhưng nó nhanh chóng lan truyền trên mạng.

Ngày 26/12/2004, thảm họa sóng thần ập vào bờ biển Thái Bình Dương ảnh hưởng tới 14 quốc gia, hơn 23 triệu người chết. Nhưng bức ảnh sóng thần cao ngút này lại là bàn tay của photoshop.  

Năm 2008 trên tờ Tự do Time tạp chí Đài Loan xuất bản có bức ảnh Giáo hoàng đã gặp một phái đoàn doanh nghiệp. Trong số đó, hình ảnh trên trang "Hợp tác kinh doanh News" phát hành thì bà Wang Xiaolan bị xoá hoàn toàn.

Bức ảnh giả về trùm khủng bố Osama bin Laden khi bị tiêu diệt có nhiều phiên bản khác nhau.

Piers Morgan từng là biên tập viên của tờ Daily Mirror đã bị đình chỉ khi chỉnh sửa và ghép bức ảnh một người lính Anh đi tiểu vào tù nhân Irap nhằm tăng tính nhạy cảm để đưa tin  vào năm 2004.

Tấm hình từng khiến người xem rợn người khi một thanh niên đứng trên tầng thượng tòa tháp đôi ở Mỹ ngày 11/9/2001, đằng sau nền là chiếc máy bay đang lao tới. Thực ra, bức ảnh này chụp từ năm 1997 và ghép hình máy bay rồi gửi cho bạn bè nhưng nó đã được lan truyền khắp thế giới.

Bức ảnh về cuộc thử nghiệm phóng tên lửa ở Iran. Tuy nhiên, trong ảnh gốc, chỉ có 3 tên lửa được phóng lên.

Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trên mạng năm 2001 với lời chú thích cá mập tấn công thủy thủ Hải quân Anh trên tạp chí National Geographic năm. Nhưng các quan chức nhanh chóng phủ nhận và chứng minh nó là giả.

Tháng 8 năm 2011, bức ảnh có mặt một quan chức trên chiếc xe bọc thép nghiền nát xe hơi đã khiến nhiều người lầm tưởng. Sau đó, sự thật đã được phơi bày là bức hình ghép photoshop.

Năm 1917 và năm 1920, cặp đôi chị em người Anh công khai bức ảnh này và có chú thích nàng tiên cùng yêu tinh đã trở thành bạn bè. Bức ảnh này sớm trở thành chủ đề hot của thế giới về sinh vật siêu nhiên. Tuy nhiên, nó đã được phanh phui là giả.

Bức ảnh này vào năm 1934 có lẽ là bức ảnh giả nổi tiếng nhất về quái vật hồ Loch Ness.

Năm 1971, bức ảnh chụp tổng bí thư Tây Đức Chancellor Willy Brandt và Liên Xô ngài Leonid Brezhnev hội đàm đã có sự chỉnh sửa can thiệp khi trên mặt bàn một số vật dụng khác hoàn toàn ảnh gốc thực tế.

Năm 1997, 58 du khách thiệt mạng tại một ngôi đền ở Ai Cập. Trên một tờ báo Thụy Sĩ đã đăng bức ảnh sử dụng photoshop làm máu đỏ giả mạo nhằm tăng sự nghiêm trọng. 

Năm 2000, bức ảnh chụp các cổ động viên tại Đại học Wisconsin để thể hiện sự đa dạng của các sinh viên nhập học tại đây đã được ghép thêm một học sinh da màu so với ảnh gốc ban đầu.