Tôi nghe thấy tiếng vang ở dưới nhà, giật mình chạy xuống thì thấy con bé đang ngã sõng soài trên nền bếp, cổ tay rỉ máu. Tá hỏa, tôi vội vàng gọi chồng tôi dậy đưa cháu vào viện. Con bé cắt tay tự tử, may mà vết thương không sâu.
|
Tôi năm nay mới 24 tuổi, còn chồng tôi thì đã 36. Chúng tôi gặp nhau khi tôi đến thực tập tại công ty của anh. Tôi nhanh chóng đổ gục trước anh - chàng trưởng phòng điềm đạm, lịch lãm và khi tôi vừa ra trường, chúng tôi quyết định làm đám cưới. Có một vấn đề “to to” ở đây là, tôi chỉ là “tập 2” của chồng.
Trước đây, anh từng có một đời vợ và đã có con gái 10 tuổi. Lý do anh và vợ cũ chia tay thì anh chỉ nói với tôi rằng “không hợp” , chị ta giờ sống một mình, kinh doanh một nhà hàng Trung Quốc, nghe nói là rất bận. Bởi vậy, con gái anh sống cùng vợ chồng tôi. Từ ngày lấy anh, tôi cũng chẳng thấy chị ta dẫn con đi chơi được mấy, chỉ thấy gửi tiền vào tài khoản của anh nói cho bé chút tiền tiêu vặt. Ngày mới lấy nhau, tôi ngây thơ tự tin rằng mình nhất định sẽ là người vợ hiền thảo của anh và là một người mẹ được con anh yêu quý. Nhưng giờ đây thì…
Ảnh minh họa
Con gái anh 10 tuổi nhưng không hề vui tươi như bạn bè cùng trang lứa, cháu rất trầm lặng và có phần ngang bướng. Ngày yêu nhau, anh cũng thỉnh thoảng nói bé đi chơi cùng bọn tôi nhưng con bé nhất quyết không chịu, tôi đến nhà thì bé trốn trong phòng khi nào tôi về mới ra. Ngày cưới của chúng tôi, con bé cũng không chịu chụp chung một cái ảnh.
Hôm đầu tiên tôi về làm dâu, bé cũng chơi bài nhốt mình ở trong phòng, bữa cơm gọi mãi không chịu ra. Bố cháu gắt um lên mắng, nó mới chịu ngồi vào bàn. Con bé cầm luôn đũa và cơm. Tôi nhắc khéo: “Con phải mời người lớn đã!” thì nó buông đũa: “Con mời bố! Em mời chị ạ!” Chồng tôi kêu nó phải gọi tôi là mẹ, con bé vênh mặt lên cãi: “Chị này chỉ hơn con có chút tuổi, chỉ đáng gọi là chị thôi. Con có mẹ rồi, chị ấy có đẻ con ra đâu mà con phải gọi mẹ!”. Anh nổi sung lên tí nữa đánh nó, tôi vội giữ tay can.Con bé mắt đỏ hoe khóc chạy về phòng, tôi vừa giận nó vừa thấy thương thương. Chuyện xưng hô chỉ được giải quyết qua sự vận động hành lang của mẹ chồng tôi, thuyết phục mãi, cháu mới chỉ chịu gọi tôi bằng “cô”…
Làm mẹ kế thật chẳng dễ như tôi tưởng tượng ban đầu. Tôi cố gắng gần gũi, trò chuyện nhưng con bé không tiếp nhận. Quần áo, đồ chơi, sách vở tôi mua tặng, bé đều không dùng. Chồng tôi chốt hạ với nó: “Từ nay tất cả những gì liên quan đến việc học hành, ăn ngủ, áo quần của con, mẹ Linh sẽ lo hết. Đừng có nói với bố, bố sẽ không giải quyết cho con đâu!”. Con bé hậm hực ra mặt. Ấy thế mà nó vẫn bướng bỉnh vất hết đồ đạc tôi mua qua một bên.
Có một ngày, cô giáo của cháu ở trường gọi điện đến nhà nói con bé dùng hết sạch vở rồi mà sao không có vở mới, cứ xé giấy nháp kẹp thêm vào cuối vở để viết. Nó ngang ngạnh đến thế là cùng. Nghĩ ngợi mãi, từ ấy, tôi đành phải mang đồ đạc tôi mua cho bé sang cho mẹ chồng, nhờ bà đưa lại cho nó. Tôi ấm ức lắm nhưng cũng không dám kể lại cho chồng, sợ anh lại khùng lên như lần trước thì chắc là quan hệ giữa tôi và bé sẽ chẳng bao giờ được cải thiện.
Một năm sau khi lấy anh, tôi sinh một bé trai kháu khỉnh. Ngày trước, anh vẫn toàn để ảnh con gái trong ví. Đến khi tôi sinh con, anh chụp một tấm ảnh lúc tôi đang ôm con lần đầu ở bệnh viện thay vào. Con gái anh nhìn thấy, bé buồn ra mặt. Nó tâm sự với bà nội: “Bố có con trai mới nên quên con rồi!”. Tôi bày cho anh ý tưởng là chụp ảnh cả hai đứa rồi thay vào ví. Thế nhưng, anh nói mãi mà con bé không chịu. Bé tuy không gần gũi với tôi nhưng cũng thích em trai, ngày ngày đi học về đều sang phòng bế và cưng nựng em. Thế mà chẳng hiểu sao…
Mới đây, sắp đến ngày sinh nhật bé, trong bữa cơm, tôi đề nghị tổ chức một buổi tiệc nhỏ mời bạn bè cháu. Con bé không nói gì,chắc là cũng thích. Cuối bữa, nó dè dặt hỏi bố có thể cho nó mời mẹ đến không. Anh có vẻ lưỡng lự sợ tôi khó xử. Con bé mở to mắt chờ đợi câu trả lời. Không muốn làm con mất vui, tôi vội nháy anh tỏ vẻ đồng ý. Con bé vui sướng ra mặt. Cả một tuần trời, tôi vừa lên kế hoạch tổ chức tiệc cho bé, vừa lo chuẩn bị tinh thần để đối mặt với vợ cũ anh.
Nói thật, tính tôi hay ghen, cứ nghĩ đến cảnh chồng tôi, vợ cũ và con gái sáp lại với nhau, thân mật cười nói là tôi đã thấy nghẹn lòng. Nhưng chẳng lẽ tôi lại nhỏ nhen đến mức làm mất niềm vui của con trẻ. Tôi cứ hồi hộp cả tuần vì lần đầu gặp mẹ đẻ bé. Đến trước bữa tiệc, tôi đi qua đi lại mãi trong nhà, chỉnh trang lại mọi thứ vì không muốn bị vợ cũ anh tìm ra điểm thiếu sót nào trong căn nhà của mình. Con bé cũng hiền hẳn so với ngày thường, nó ngồi yên để tôi trang điểm và cài chiếc vương miện nhỏ lên đầu. Ngó nghiêng trước gương một hồi, con bé quay qua hỏi bố: “Con có xinh không ạ?”. Nó còn làm điệu giơ hai ngón tay để chồng tôi chụp cho một tấm ảnh kỉ niệm.
Cả tối con bé cứ đi ra đi vào mãi chờ mẹ. Dù bạn bè nó đến nghịch ngợm bày ra bao nhiêu trò chơi, bé cũng không tham gia, chỉ chăm chăm ngó vào cánh cửa. Tầm 8 giờ tối, mẹ bé gọi điện thoại cho chồng tôi nói không đến được vì có một sự cố nhỏ xảy ra ở nhà hàng, chị không thể vắng mặt. Dù chồng tôi đã lựa lời giải thích, con bé vẫn thất vọng hoàn toàn, nó hất đổ cả bàn tiệc, cắn răng khóc chạy lên gác. Vợ chồng tôi cùng khách khứa đều ngỡ ngàng. Trong lúc chồng tôi gọi điện cho bố mẹ bọn nhỏ đến đón, tôi vội chạy lên gác xem con bé. Bé không chạy về phòng mà đang ở bên phòng vợ chồng tôi. Nó ngồi thinh lặng tựa đầu vào cũi, ngắm em trai đang cười khanh khách. Con bé đưa một ngón tay cho em nắm, thì thào: “Cu Bin hạnh phúc lắm đấy, có biết không?”. Tôi khẽ khép lại cánh cửa phòng, khóe mắt cay cay.
Đêm ấy, tôi cứ thao thức mãi chẳng ngủ được. Lòng tôi vừa thương bé, vừa chua xót. Chẳng hiểu sao tôi cố gắng như vậy mà vẫn không được lòng bé, trong khi mẹ nó tham công tiếc việc quên con vậy mà nó vẫn yêu, vẫn chờ mong. Bỗng, tôi nghe thấy tiếng vang ở dưới nhà. Giật mình chạy xuống thì thấy con bé đang ngã sõng soài trên nền bếp, cổ tay rỉ máu. Tá hỏa, tôi vội vàng gọi chồng tôi dậy đưa cháu vào viện. Con bé cắt tay tự tử, may mà vết thương không sâu. Trong phòng nó, trang nhật ký cuối cùng còn bỏ ngỏ: “Mình rất muốn bố mẹ quay lại với nhau, nhưng nếu bố và cô Linh chia tay, em Bin sẽ phải như mình bây giờ...”.
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sau dạo ấy, con bé đã trầm lặng lại càng trầm lặng hơn. Vợ chồng tôi phải cho cháu nghỉ học để trị liệu tâm lý. Mẹ nó đến thăm nó cũng không chịu gặp. Chỉ có mẹ chồng tôi là có thể chuyện trò với bé. Bao nhiêu công việc chúng tôi đều phải hoãn lại hết. Tôi vừa đi làm, vừa chăm con trai, lại vừa lo lắng cho cháu. Thú thật, tôi rất mặc cảm, trong lòng lúc nào cũng thấy chính sự xuất hiện của mình đã làm đảo lộn cuộc sống của bé và là nguyên nhân chính đưa chuyện đến nông nỗi này. Giờ đây, tôi rất lo lắng, không biết nên đối xử với cháu thế nào sau khi đã trị khỏi bệnh cho con bé, phải làm sao để cho gia đình có thể hạnh phúc, hòa hợp…
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%