Một trong những nguyên nhân khiến cho dịch Ebola hiện vẫn chưa thể kiểm soát là bởi nhiều người dân Tây Phi vẫn chưa tin vào sự nguy hiểm khủng khiếp của nạn dịch này.
Nguyên nhân kinh hoàng khiến người chết bởi Ebola tiếp tục tăng |
"Dịch Ebola chỉ là một trò lừa bịp"
Mỗi khi dịch Ebola bùng phát, khi các nhân viên y tế tiếp cận với người dân địa phương phần lớn vấp phải sự phản kháng, thậm chí còn đe dọa bằng bạo lực. Theo hãng tin Reuters, ở Sierra Leon, nơi đã có hơn 500 người chết vì dịch bệnh, người dân coi việc bị đưa vào bệnh viện vì dịch bệnh là có án tử hình. Tại một số vùng ở Guine, người dân dựng rào ngăn cản các nhân viên y tế vào làng. Ở Liberia, có vùng người dân còn dùng dao, gậy gộc xua đuổi những bác sĩ vào làng để cách ly người bệnh.
Mới đây nhất ngày 17/8, một đám đông đã tấn công một trung tâm điều trị dịch Ebola tại ngoại ô Thủ đô Monrovia, Liberia. Họ đã dùng gạch đá ném vào trạm xá này, nơi các nhân viên y tế dựng lên để điều trị khẩn cấp cho các bệnh nhân nhiễm virus Ebola trước khi chuyển họ tới bệnh viện.
Đám đông đã vào các căn cứ của một trung tâm cách ly Ebola ở khu ổ chuột West Point hôm 16/8 và la lớn: "Không có Ebola ở West Point"
Tại một số nơi khác ở Liberia cũng đã xảy ra những vụ tấn công nhắm vào các trung tâm cách ly vì nhiều người tin rằng không có dịch bệnh Ebola ở nước này. Các thân nhân còn ngang nhiên đến đem bệnh nhân ra khỏi các trung tâm cách ly.
Tình trạng gia đình giấu dịch đặc biệt phổ biến ở Liberia và Sierra Leone, hai quốc gia hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch Ebola. Tình trạng người nhiễm bệnh sống chung với người khỏe mạnh là trở ngại lớn nhất trong nỗ lực kiểm soát đại dịch Ebola có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, đặc biệt là tại những khu ổ chuột và các thành phố đông đúc.
Một người lính trong lực lượng đặc nhiệm ngăn chặn virus Ebola đã phải dùng vũ lực với một người dân địa phương trong lúc thực thi nhiệm vụ cách ly người dân vào khu ổ chuột West Point vào ngày 20/8
WHO giải thích: “Vì hiện nay Ebola không có thuốc chữa nên nhiều gia đình muốn người thân nhiễm bệnh được chết thanh thản ở nhà. Trong khi đó, nhiều người kiên quyết cho rằng người thân của họ không nhiễm bệnh và nếu đưa họ vào trung tâm cách ly, họ sẽ bị lây Ebola của người khác mà chết”.
Sự kỳ thị khủng khiếp
Một trong những điều nguy hiểm mà cả những người nhiễm virus Ebola và may mắn sống sót là sự kỳ thị của cộng đồng. Trong đó, nạn nhân chủ yếu là các nhân viên y tế.
Trong các đợt dịch bùng phát trước đây, một số bệnh nhân nhiễm virus Ebola may mắn chữa khỏi bệnh khi quay trở lại cuộc sống đã gặp phải không ít khó khăn. Họ bị cộng đồng xa lánh, thậm chí có cả người thân, một số khác không thể tìm được việc làm…
Nhiều gia đình có người thân qua đời bởi Ebola, họ thường lén lút chôn cất mà không thông báo với chính quyền, bởi sợ bị tẩy chay, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm Ebola từ tử thi. Đây là cách thức những “vùng xám” hình thành, nơi cơ quan y tế không có cách nào tiếp cận được với người bệnh vì vấp phải sự kháng cự và bất hợp tác của gia đình.
Lija Siafa, 6 tuổi, đứng trong mưa chờ đợi các bác sĩ của Trung tâm điều trị Ebola đến
Một trường hợp thương tâm như là cô bé Fatu Sherrif. Tính đến hôm 10/8, em đã bị nhốt cùng thi thể người mẹ được một tuần, sau khi phần lớn dân làng sơ tán vào rừng để trốn tránh đợt bùng phát Ebola. Tiếng khóc của em là âm thanh duy nhất vang ra từ ngôi làng Ballajah bị cách ly ở Liberia.
Bố cô bé bị nhiễm virus Ebola, các nhân viên y tế đã đến đưa thi thể ông đi và dân làng không dám đến gần 2 mẹ con Fatu dù cho họ gào khóc cả ngày lẫn đêm, cầu xin hàng xóm cho thức ăn nhưng ai cũng sợ bị lây bệnh. Mẹ Fatu cuối cùng đã qua đời vào ngày 10/8 nhưng tiếng khóc của cô bé vẫn vang vọng trong ngôi làng. Cửa ra vào cũng như cửa sổ của ngôi nhà đều bị bịt kín khiến người bên ngoài không có cách nào để nhìn vào bên trong. Cuối cùng, tiếng khóc của Fatu Sherrif cũng không còn nữa. Bé gái 12 tuổi này không thể chống lại căn bệnh do Ebola.
Hay như trường hợp cậu bé Saah Exco, 10 tuổi đã bị bệnh rất nặng, trong một con hẻm phía sau khu ổ chuột West Point hôm 19/8. Cậu bé là một trong những bệnh nhân đã được kéo ra khỏi trung tâm chăm sóc cho các bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm Ebola sau khi cơ sở này bị tàn phá và đóng cửa bởi một đám đông hôm 17 vừa qua. Bệnh viện địa phương sau đó đã từ chối để điều trị cho Saah, theo người dân, vì nguy cơ nhiễm trùng từ em mặc dù cậu bé chưa được làm xét nghiệm để khẳng định có bị nhiễm Ebola.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%