Thấy học trò ưỡn ngực đứng lên dùng lời hỗn xược cãi lại, cô giáo đã quát học trò "câm mồm" và dọa "tát vỡ mặt".
![]() |
Nam sinh vênh mặt cãi cô trong lớp học (Ảnh cắt từ clip) |
Xuất hiện trên mạng vài ngày, video ghi lại cảnh nam sinh cãi nhau tay đôi với cô giáo khiến nhiều người bức xúc. Mở đầu video dài hơn 2 phút quay bằng điện thoại là giọng nam sinh: "Em đang ngồi yên, nói thì cô bảo là cãi, không nói thì bảo là lì, cô giáo thì làm gì nhau".
Cô giáo bực bội: "Không biết phép tắc là cái gì. Bố mẹ không giáo dục được thì để cô trị". Nam sinh không chịu dừng, tiếp tục vênh mặt cãi nhau tay đôi với cô. Thậm chí, học sinh này còn nói lời xúc phạm khiến cô giáo giận dữ quát "câm mồm" và dọa "tát vỡ mặt bây giờ, láo toét vừa thôi".
Trong lúc trận khẩu chiến diễn ra, những học sinh khác ngồi xem, cười và bình luận châm chọc: "Đấu dép ba giây".
Video kết thúc khi cô giáo quay lưng đi lên bục giảng, còn nam sinh vẫn ra sức cãi. Những hình ảnh này được cho là được ghi tại một trường học ở phía Bắc.
Tình trạng học sinh cãi, đánh thầy cô xảy ra nhiều trong thời gian gần đây. Giữa tháng 2, một học sinh lớp 11A1 THPT Nguyễn Huệ (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã đánh lại thầy giáo khi bị tát. Nguyên nhân được học sinh kể lại là trong giờ học môn Hóa, thầy giáo thấy lớp ồn, nhắc nhở nhiều lần không được nên đã nổi nóng.Thầy giáo bị sa thải đã làm dấy lên tranh cãi bởi nhiều ý kiến cho rằng: "Nghề giáo bạc bẽo"
Đầu năm 2013, một nữ sinh lớp 8 THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) bị đình chỉ học một năm vì xúc phạm thầy cô trên Facebook. Quyết định này khiến không ít người thất vọng, cho rằng đó là sự thất bại của giáo dục.
Trao đổi với PV, PGS Văn Như Cương nhận định, hiện tượng học sinh cãi thầy là việc đáng buồn nhưng lại đang phát triển và ngày càng phổ biến. Trước đây, thầy luôn luôn đúng, tính chất dân chủ và tự do ở tầng lớp thanh niên bị áp đặt nên thầy nói thì trò không được cãi lại. Tư duy này cần thay đổi bởi quan hệ giữa thầy và trò trước hết cũng là quan hệ giữa người với người - phải có ứng xử đúng.
Theo vị giáo già, thầy cần cho phép học sinh bày tỏ quan điểm, nếu là tranh luận, nhưng cãi lại, bật lại thì không được. Người xưa có câu "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà", bây giờ nhiều người cho rằng "học sinh hư tại thầy (?)". Con hư tại mẹ cũng là để nói lên trách nhiệm của cha mẹ dạy con, nhưng học trò hư tại thầy là không phải bởi học trò hư do chịu rất nhiều tác động.
"Gần đây, những việc thầy đánh trò, trò đánh thầy thường xảy ra với những giáo viên trẻ. Hình như các trường sư phạm đang chú trọng giáo dục về chuyên môn mà chưa chú trọng lắm đến 'đạo đức làm thầy'. Tôi cho rằng nên nghiên cứu lại chương trình ở các trường sư phạm, phải học tập thế nào đó về cách ứng xử với lứa tuổi học trò", PGS Văn Như Cương nhận xét.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai


-
Ba đại học hàng đầu Việt Nam bắt tay hợp tác, sinh viên có thể nhận văn bằng của cả ba trường
-
Những cách nạp tiền điện thoại nhanh nhất hiện nay
-
Hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 do Bộ Công an ban hành
-
Tỷ phú Bill Gates tiên đoán tương lai: 3 ngành học này sẽ 'hot' kiếm về tiền tỷ, ra trường nhận lương 8 con số




-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?
-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện