Các nhà khoa học vừa phát hiện thú vị của 1 loài nấm ăn da vốn 'lành tính' trên các loài lưỡng cư ở Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan đã 'chu du' sang Châu Âu.
Sa giông lửa (Salamandra salamandra) tổn thương vùng da do bị nhiễm nấm B. salamandrivorans |
Và nó đang gây nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật lưỡng cư cổ...
“Lành tính” Châu Á thành “ác tính” ở Châu Âu
Giáo sư An Martel đại học Ghent – Bỉ và ThS. Nguyễn Thiên Tạo (bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa có một bài báo được công bố trên tạp chí Science về “bệnh nấm ăn da có nguồn gốc Châu Á xuất hiện trên các quần thể cá cóc và sa giông ở Châu Âu”.
Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân và cảnh báo một thảm hoạ dịch bệnh lây lan do loài nấm Batrachochytrium salamandrivorans, có thể dẫn tới tuyệt chủng các loài động vật lưỡng cư cổ, thuộc nhóm cá cóc và sa giông trong tương lai.
Loài nấm Batrachochytrium salamandrivorans đã được phát hiện vào năm ngoái (2013), bởi các nhà nghiên cứu, sau cuộc điều tra một vụ biến động lớn về số lượng của loài sa giông lửa ở Hà Lan.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nấm Batrachochytrium salamandrivoransđã tiêu diệt rất nhiều quần thể cá cóc và sa giông bản địa ở Hà Lan.
Tuy nhiên, có một điểm “kinh ngạc” là: loài nấm này lại vốn “xuất thân” từ Châu Á (được phát hiện trên các loài lưỡng cư ở các nước Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam vào năm 1894), là loài nấm ăn da lây truyền giữa các loài ếch nhái khác nhau, nhưng không hề gây bệnh.
“Dù vậy, rất thú vị và đặc biệt, loại nấm này lại không gây hại cho các loài lưỡng cư khác như ếch, cóc và ếch giun”, ThS Tạo cho biết thêm.
Theo ThS Tạo, những năm gần đây, các loài bò sát ếch nhái thường được buôn bán từ châu Á sang các nước châu Âu và Mỹ để làm sinh vật cảnh.
Cá cóc bụng đỏ Trung quốc (Cynops orientalis) bán phổ biến tại các cửa hàng thú cảnh ở Châu Âu và Mỹ. Thống kê, đã có hơn 2,3 triệu con sa giông bụng lửa của Trung Quốc được nhập khẩu vào Mỹ từ năm 2001-2009. Theo các nhà khoa học, nấm có thể dễ dàng lây nhiễm giữa các cá thể cá cóc, sa giông cùng loài và các loài khác nhau qua tiếp xúc trực tiếp
Toàn cầu hóa tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, câu chuyện “lây bệnh lạ lùng” của nấm Batrachochytrium salamandrivorans sẽ không dừng ở mức độ như hiện nay.
Theo nhóm nghiên cứu, với việc toàn cầu hóa, con người và các loài động vật có thể di chuyển khắp nơi trên thế giới, thì tác nhân gây bệnh như nấm Batrachochytrium salamandrivorans khi đưa ra môi trường mới rất nhanh chóng có thể gây tuyệt chủng nhiều loài.
Nguyên nhân, các vật chủ đã bị mang mầm bệnh một thời gian dài không có cơ hội hình thành kháng thể (như khả năng vốn có của nó).
ThS Tạo dẫn chứng, trước đây, người ta đã nghĩ rằng 1 loại nấm khác có tên làBatrachochytrium dendrobatidis chỉ ảnh hướng đến thực vật có mạch và động vật không xương sống. Nhưng nay, bệnh này đã lây nhiễm sang ếch nhái và đã tiêu diệt rất nhiều loài.
Trường hợp nhiễm nấm ở ếch nhái được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1998 ở Australia và Panama, sau đó lan rộng ra hầu hết các châu lục.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của ếch nhái, nhưng theo thống kê, mất sinh cảnh sống (ảnh hưởng đến 90% số loài đang bị đe doạ) và bệnh nấm được coi là mối đe doạ hàng đầu đối với sự tồn tại của ếch nhái hiện nay”, ThS Tạo cho biết.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%