Phía Malaysia hôm nay ngỏ ý đề nghị Việt Nam hỗ trợ tìm máy bay mất tích tại vùng biển của nước này.
Đại tá Vũ Thế Chiến cho biết Việt Nam đã nhận được lời đề nghị hỗ trợ Malaysia về phương tiện tìm kiếm trên vùng biển Mã Lai. Ảnh: Nguyên Anh. |
Tuy nhiên, do đây chưa phải là đề nghị chính thức nên Sở chỉ huy lực lượng tìm kiếm Việt Nam chưa trao đổi với Chính phủ.
Ngày 13/3, trong bối cảnh có thông tin dò được tín hiệu cuối cùng của MH370 ở eo biển Malacca, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến hành tìm kiếm máy bay mất tích trên biển và trên không ở Biển Đông với lực lượng trực gồm 11 máy bay và 10 tàu. Trong đó, 2 máy bay AN26, một trực thăng Mi và một máy bay tuần thám biển CASA đã 7 lần cất cánh làm nhiệm vụ. Ngoài việc bay dọc đường bay dự kiến, hướng tìm kiếm còn mở về phía vịnh Thái Lan và rộng về phía đông.
Đặc biệt, chuyến bay trực thăng Mi được thực hiện từ mũi Cà Mau đã đi ngược lên Vũng Tàu và dọc bờ biển. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây là khu vực rừng ngập mặn ít dân cư nên cần tiếp cận tìm kiếm, bay ở tầm thấp để quan sát được dễ dàng. Trên biển cũng có 7 tàu tìm kiếm quần đảo ở các khu vực khả nghi.
"Các tàu rà soát ra phía đông đến hết ranh giới biển Việt Nam với Malaysia vì phía tây đã quần thảo quá kỹ mà không tìm ra dấu tích”, đại tá Vũ Thế Chiến, phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho hay.
Khi có thông tin Trung Quốc từng phát hiện 3 vật thể lạ ở vùng biển Việt Nam, 2 máy bay đã được điều ra đúng tọa độ nhưng không tìm thấy dấu hiệu gì. Máy bay tuần thám biển CASA đã bay tầm thấp nhưng không thu được kết quả. Phía Malaysia cũng điều 3 tàu và 2 máy bay tới nhưng đến cuối ngày vẫn chưa tìm ra vật thể gì liên quan đến máy bay mất tích.
"Thông tin Trung Quốc phát hiện từ sáng 9/3 nhưng ngày 12/3 mới đăng trên website của cơ quan nghiên cứu và đến hôm nay mới đăng trên trang web của Chính phủ, nên việc tìm kiếm 3 vật thể nổi trên mặt biển sẽ khó khăn. Mặc dù vậy, Việt Nam thống nhất nếu có tín hiệu khả dĩ về thông tin của máy bay mất tích thì vẫn tiến hành tìm kiếm”, đại tá Chiến nói thêm.
Từ khi máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia mất tích, Việt Nam đã thành lập 3 trung tâm điều hành lực lượng tìm kiếm, với một trung tâm chính ở Hà Nội, Sở chỉ huy tiền phương của Ủy ban An toàn hàng không dân dụng ở Phú Quốc và Sở chỉ huy của lực lượng Không quân ở Cà Mau. Sau 6 ngày tung lực lượng lớn chưa từng có, trung tâm ở Phú Quốc được chuyển về TP HCM còn Sở chỉ huy ở Cà Mau vẫn giữ nguyên.
Trong khi đó, sau khi gửi lời cảm ơn đến Việt Nam vì sự nhiệt tình trong việc tổ chức tìm kiếm, Malaysia hôm nay đã đặt vấn đề nhờ Việt Nam hỗ trợ phương tiện sang tìm kiếm ở vùng biển Mã Lai. Theo Phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, vấn đề này mới được trao đổi qua điện thoại, nên khi nào Malaysia có đề nghị chính thức thì Sở chỉ huy sẽ xin ý kiến Chính phủ.
"Với 90% lực lượng tìm kiếm hiện nay là lực lượng quân đội, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ nước bạn cho đến khi có thông tin rõ ràng về máy bay mất tích. Đó không chỉ là nghĩa vụ quốc tế mà còn vì lòng nhân ái, coi tính mạng con người là quan trọng nhất", đại tá Chiến nhấn mạnh.
Các vùng tìm kiếm MH370. Đồ họa: Đồng Nguyên Anh
Việc cứu nạn trên biển của các lực lượng Việt Nam hiện được chi phối bởi 3 văn bản pháp luật. Đó là Luật Biển quốc tế năm 1982, Luật Biển Việt Nam và Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển SAR 79. Dựa vào đó, việc tìm kiếm phương tiện, con người trên biển đều được ưu tiên.
Ở khu vực tìm kiếm máy bay mất tích hiện nay, lực lượng các nước đều được cấp phép hoạt động ở tọa độ nhất định, dưới sự điều phối của Việt Nam. Đại tá Vũ Thế Chiến cho biết máy bay, tàu, tàu cá của nhân dân luôn hiện diện như cột mốc di động khẳng định chủ quyền của đất nước. Từ trước đến nay cũng chưa có sự phối hợp tìm kiếm nào xảy ra sự việc đáng tiếc mang màu sắc chính trị.
Kể từ sau khi mất hoàn toàn tín hiệu vào sáng sớm ngày 8/3, tung tích về chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 vẫn chưa được xác định. Không có bất cứ manh mối nào về chiếc máy bay dân dụng được coi là hiện đại bậc nhất này được tìm thấy, bất chấp một chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia quy mô lớn, khiến nó trở thành một trong những vụ mất tích bí ẩn nhất trong lịch sử hàng không dân sự.
Chiều 13/3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng Đỗ Bá Tỵ chủ trì cuộc họp, nghe các lực lượng, cơ quan chức năng báo cáo và cho ý kiến về phương án tìm kiếm máy bay Malaysia. Ngày 14/3, Việt Nam tiếp tục sử dụng 3 máy bay, 7 tàu tham gia tìm kiếm ở khu vực nhà giàn DK1.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?