Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Liên hợp quốc hôm thứ Hai (24/4) cho biết, Ấn Độ chuẩn bị vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới khi dân số của họ đạt gần 1,43 tỷ người.
![]() |
|
"Vào cuối tháng này, dân số Ấn Độ dự kiến sẽ đạt 1.425.775.850 người, vươn lên bằng và sau đó vượt qua dân số của Trung Quốc đại lục", cơ quan Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc (UN DESA) cho biết.
Đảo chiều giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Trong khi dân số Ấn Độ đang tăng nhanh thì dân số Trung Quốc, sau khi đạt 1,426 tỷ người vào năm ngoái thì lại trên đà giảm xuống.
Được coi là quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, dân số Trung Quốc dự kiến sẽ giảm dần xuống còn khoảng một tỷ người vào cuối thế kỷ này, theo dự đoán của Liên Hợp Quốc.
Dữ liệu dân số của Trung Quốc đại lục không bao gồm Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.
Trong khi đó, dân số Ấn Độ "gần như chắc chắn" sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới, Liên Hợp Quốc đánh giá.
Dư luận thế giới đang rất quan tâm tới tình hình dân số tại hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Ảnh: AFP.
Dự báo trung bình của Liên Hợp Quốc cho thấy Ấn Độ sẽ đạt 1,5 tỷ người vào giữa thế kỷ này, mặc dù các quan chức nhấn mạnh rằng con số này chỉ mang tính tương đối và số liệu thực tế có thể thấp hơn hoặc cao hơn nhiều.
Sự suy giảm dân số của Trung Quốc phần nào là hệ lụy từ nhiều thập kỷ duy trì chính sách một con nghiêm ngặt đối với các cặp vợ chồng. Chính sách này đã kết thúc vào năm 2016.
Thêm vào đó, tỉ lệ sinh giảm đi ở nước này cũng được cho là do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc tham gia lực lượng lao động và học lên cao.
Năm ngoái, tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm xuống một trong những mức thấp nhất trên thế giới với 1,2 ca sinh trên một phụ nữ.
Đối với Ấn Độ, quốc gia đã mất nhiều thời gian hơn Trung Quốc để kiểm soát tốc độ tăng dân số, tỷ suất sinh hiện tại là 2,0 ca sinh trên một phụ nữ. Con số này rất gần với mức sinh thay thế 2.1 (đây là mức sinh mà trung bình một phụ nữ trong toàn bộ cuộc đời sinh đẻ của mình sinh đủ số con gái để thay thế mình thực hiện chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống).
Với sự khác biệt hiện tại, nhiều người có thể rất ngạc nhiên là 2 nước này có có mức sinh gần như nhau vào năm 1970, gần 6 ca sinh trên một phụ nữ, John Wilmoth, giám đốc bộ phận Dân số thuộc UN DESA cho biết.
Ông nói: "Phải mất 3,5 thập kỷ Ấn Độ mới giảm được mức sinh tương tự như ở Trung Quốc 7 năm sau mốc 1970".
Lý do chính cho sự khác biệt này là chính sách một con của Bắc Kinh và một số yếu tố nữa là Ấn Độ thiếu đầu tư vào nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ cũng chậm hơn trong những năm 1970 và 1980, Liên Hợp Quốc đánh giá.
Tuần trước, báo cáo về Tình trạng Dân số Thế giới thường niên của Liên Hợp Quốc đã cho biết cột mốc quan trọng này sẽ đến vào giữa năm 2023, chậm hơn so với thông tin mới công bố. Lý giải sự khác biệt thông tin này, ông Wilmoth nói rằng do báo cáo đó được thực hiện dựa trên dữ liệu năm ngoái.
Ông Wilmoth cũng nhấn mạnh bản đánh giá được công bố vào thứ Hai dựa trên dữ liệu gần đây hơn, dù vẫn mang tính dự báo.
Chuyên gia này cũng chia sẻ với các phóng viên: "Thời điểm chính xác sự chuyển giao vị trí (giữa Trung Quốc và Ấn Độ về dân số) là không chắc chắn và cũng khó có thể đưa ra một mốc cụ thể".
Già hóa dân số và vấn đề việc làm
Dù là 2 quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, cả hai nước đều phải đối mặt với tình trạng dân số già đi nhanh chóng. Và Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng này nhiều hơn Ấn Độ.
Còn Delhi thì phải quan tâm tới nhiều thách thức to lớn khác như trong việc cung cấp điện, thực phẩm và nhà ở cho dân số ngày càng tăng, với nhiều thành phố lớn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nước, ô nhiễm không khí và nước, và các khu ổ chuột đông đúc.
Việc dân số vượt qua Trung Quốc cũng cho thấy nhiều thách thức mới mà Thủ tướng Narendra Modi phải đối mặt trong việc cung cấp việc làm cho hàng triệu thanh niên tham gia thị trường lao động mỗi năm.
Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng gặp nhiều thách thức trong việc bổ sung nhân lực thay thế các vị trí do dân số già.
Bắc Kinh tuần trước cho biết chiến lược quốc gia của họ được xây dựng để "chủ động ứng phó với già hóa dân số, thúc đẩy chính sách sinh ba con và các biện pháp hỗ trợ, đồng thời tích cực ứng phó với những thay đổi trong quá trình phát triển dân số".
Nguồn: https://toquoc.vn/lien-hop-quoc-cong-bo-thoi-diem-moi-dan-so-an-do-vuot-trung-quoc-20230425103558586..
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Top 10 quốc gia ‘giàu nhất’ thế giới năm 2025, Việt Nam có thuộc trong top này?
-
Lương giáo viên ở quốc gia nào cao nhất thế giới?
-
'Thần đồng' Toán học duy nhất Việt nam 15 tuổi đạt điểm tuyệt đối 42/42 Olympic Toán quốc tế
-
Thế giới bên kia trông như thế nào? Người đàn ông chết trong 45 phút bỗng sống lại tiết lộ điều bất ngờ




-
Lương hưu sẽ được chi trả ra sao sau khi sáp nhập BHXH các tỉnh từ ngày 1/7/2025?
-
Câu chuyện luân hồi chấn động Ấn Độ: Một cô bé 4 tuổi nhớ rõ 'kiếp trước' và tìm về chồng con
-
Chi tiết mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh, thành áp dụng từ ngày 1/7/2025
-
Chính thức: Quốc hội chốt mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp bằng 60% tiền lương bình quân
-
126 phường, xã mới ở Hà Nội sẽ có tên gọi như thế nào sau sáp nhập?
-
Người từ 60 tuổi không có lương hưu sắp được nhận một khoản tiền hàng tháng, điều kiện là gì?
-
Trả 16.000 đồng tiền ship, người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 600 triệu đồng vì thủ đoạn lừa đảo tinh vi
-
Từ năm 2026, lương giáo viên được xếp cao nhất hệ thống và không cấm dạy thêm