Làm sống người đã chết bằng phương pháp lạnh
Thứ ba, 23/12/2014 15:14

Cứ 6 người chết đột tử ở Đức thì có một người được cứu sống bằng phương pháp trên. Số người được cứu sống hiện là trên 600.

Nhờ phương pháp làm lạnh, những người chết ngất vì tim mạch sẽ được cứu sống

Nhờ phương pháp làm lạnh, những người chết ngất vì tim mạch sẽ được cứu sống

Các nhà khoa học Đức vừa thành công trong việc làm lạnh cơ thể bệnh nhân đã chết ngất hay cơ thể bị khiếm khuyết những bộ phận quan trọng ở nhiệt độ thấp trong tình trạng nguy kịch.

Thực tế, liệu pháp làm giảm nhiệt từng được biết tới thời kỳ đầu của Napoleon cầm quân xâm chiếm châu Âu, khi ấy, những người bị thương được vùi trong tuyết sau đó mới mang gần tới lửa, trong những năm 50 của thế kỷ trước, các bác sĩ phẫu thuật tim thường gói bệnh nhân vào băng cho tới khi tim ngừng đập, sau đó phẫu thuật mà không cần máy trợ giúp tim phổi. Sau quá trình đó, họ sưởi ấm bệnh nhân để tim đập trở lại.

Các bác sĩ dưỡng thương ở Siberia (Nga) hiện vẫn dùng cách này, và tỷ lệ tử vong cũng rất thấp, nhưng phương Tây sau khi phát hiện ra máy trợ giúp tim phổi thì bỏ cách trên. Máy tim phổi được ứng dụng nhiều và phổ biến nhiều nơi, nó cũng được ứng dụng đại trà cho những đứa trẻ khi sinh ra hệ tuần hoàn thiếu oxy, hay những bệnh nhân đột quỵ, bị thương ở đầu. Công nghệ trên đang thịnh hành ở những khoa nhi.

Cũng có ý kiến cho rằng, để nhiệt độ cơ thể thấp là nguy hiểm. Cụ thể thân nhiệt dưới 30 độ C gây ảnh hưởng tới tim, làm tim đập bất thường, mạch máu khó hoạt động, nó nguy hại tới mao mạch, phá vỡ các ven cho tới khi cơ thể trở lên sưng phồng. Chuyên gia phẫu thuật tim Schmitt và các đồng nghiệp ở Đức cho rằng, nhiệt độ thấp còn ảnh hưởng tới các tế bào, phá vỡ mao mạch. Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học hiện nay là làm lạnh cơ thể trong bao lâu cho ấm trở lại, họ cũng đã phát hiện ra 2 loại thuốc có thể ngăn chặn triệu chứng phá vỡ mao mạch.

Lechleuthner, người đứng đầu Trung tâm Khẩn cấp ở bệnh viện Cologne cho rằng, bình thường người bị thương chỉ cần dùng 2 lít nước đá làm lạnh được 1độ C trên đường tới bệnh viện là ổn, cần có thiết bị đường thông tiểu đặc biệt đưa vào tĩnh mạch tựa như bộ phận đo độ trong tủ lạnh. Hơn nữa, cần làm lạnh bệnh nhân trong tình trạng ngất xỉu khoảng 33 độ C trong khoảng 24h, sau đó được làm ấm trở lại. Kiểu này đã thành công với trên 500 người ở Đức.

Cách làm lạnh này đang được phát triển các nước EU, đã có 1/6 người gặp cái chết bất thường được cứu sống kiểu này. Mới đây, một người đàn ông 37 tuổi ở Bonn đã bị chết ngất vì bệnh tim mạch trong siêu thị, bác sĩ Markus Födisch đã gói anh vào túi và đóng băng khô trong tình trạng chết ngất, bệnh nhân được cứu sống trong tình trạng mao mạch ngưng tụ mà không bị phá hủy thần kinh. Đối với trẻ em dưới 7 tuổi quá trình làm lạnh ở nhiệt độ 33.5 độ C là hợp lý, thời gian kéo dài trong 3 ngày, bác sĩ tin tưởng, tình trạng sức khỏe sẽ cải thiện được đáng kể. Quá trình làm lạnh còn cứu được cả những người bị bệnh xương sống gây liệt hai chân, đây là câu chuyện thành công ngoài mong đợi, trường hợp này đã từng thấy ở cầu thủ bóng đá Kevin Everett của Mỹ khi đang chơi bóng.

Chữa trị bệnh nhân đột quỵ và tim mạch bằng phương pháp làm lạnh là phương pháp hứa hẹn của tương lai.

Anninhthudo.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương

Tag: nguoi chet lam lanh , chuyen la , lam lanh nguoi chet , song lai , Duc , tin , bao