Nhiều trường hợp việc sơ cứu nạn nhân bị tạt axit chậm trễ hoặc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại khó lường.
|
Phụ thuộc vào nhiều mức độ nặng nhẹ của axit mà chúng ta có nhiều phương án sơ cứu khác nhau. Tuy nhiên nếu trong nhiều trường hợp, việc sơ cứu nạn nhân bị tạt axit chậm trễ hoặc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại khó lường.
Tháng 11-2013, vụ tạt axit trên đường Nguyễn Văn Cừ, TP.HCM, có hai nạn nhân bị nặng đó là chị Tăng Thúy Hà (TP.HCM) và chị Kim Huôi (Bến Tre). Tuy nhiên, ngay chị Hà được chồng sơ cứu ngay lập tức với nước cùng với chăm sóc kỹ lưỡng trước và sau bị tạt axit nên hiện tại những vết sẹo trên người chị không đáng kể, đó là một trong những dẫn chứng điển hình cho thấy được tầm quan trọng của việc sơ cứu nạn nhân khi bị bỏng do axit.
TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa bỏng – Tạo hình thẩm mỹ BV Trưng Vương (Quận 10) hướng dẫn, khi bị bỏng axit, nếu dính vào quần áo và giày dép nên cởi bỏ quần áo và dày dép, dùng nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hòa loãng nồng độ axit khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó dùng thuốc để trung hòa, nước xà phòng, xà phòng đánh răng xoa lên vùng tổn thương bỏng, đây được xem là loại bỏ tác nhân gây bỏng.
Sơ cứu khi bị bỏng axit. Ảnh minh họa
Việc nên làm kế tiếp là giải quyết sốc cho nạn nhân, giúp nạn nhân về trạng thái tâm lý ổn định để kịp thời sơ cứu và hạn chế ô nhiễm và được thực hiện càng sớm càng tốt. Khi sơ cứu cần đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và người sơ cấp cứu.
Sau khi cởi bỏ quần áo và những vật dụng dính axit trên người (Không cởi bỏ quần áo nếu bị cháy và dính vào người nạn nhân vì sẽ gây lột da), ngay lập tức dùng vòi nước mạnh xịt vào vị trí bị bỏng làm trôi sạch đi axit trên người. Nước lạnh giúp nạn nhân hạn chế phần nào đau đớn, nhưng lưu ý không ngâm nạn nhân vào chậu hay bồn nước vì hóa chất không tan có thể nổi lên làm tổn thương vùng da bình thường.
Khi hóa chất rơi vào mắt, người sơ cứu nên cẩn trọng khuyên người cấp cứu nhắm mắt lại cho đến khi đến bệnh viện hoặc nghiêng đầu nạn nhân xịt nước vào để loại bỏ bớt hóa chất.
Rửa bằng nước vùng bị dính axit nhiều lần và thật lâu bằng nước.
Sau khi làm theo các bước trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu, mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi đến cơ sở y tế, nên mang kính râm vì mắt người bị nạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này