Ngoài việc vệ sinh răng miệng kém, hơi thở có mùi còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe như mất nước, bệnh tim mạch, viêm amiđan hay nguy cơ sinh non.
|
Ngoài việc vệ sinh răng miệng kém, hơi thở có mùi còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe như mất nước, bệnh tim mạch, viêm amiđan hay nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.
Theo Reader's Digest, nhiều người cho rằng hơi thở có mùi chủ yếu là do vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ hoặc bạn vừa ăn một loại thực phẩm có mùi đặc trưng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh chứng hôi miệng này còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Mất nước
Theo Mayo Clinic, mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra hơi thở có mùi chứ không phải vệ sinh răng miệng kém. Không uống đủ nước khiến thực phẩm bám vào răng miệng lâu hơn, gây ra mùi hôi. Vì vậy, bạn nên uống đủ nước sau khi ăn để hạn chế mất nước, ngoài ra có thể nhai kẹo cao su không đường cũng giúp kích thích dòng chảy của nước bọt.
Một số bệnh nghiêm trọng
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) cho biết hơi thở hôi cũng có thể là do khí phát sinh trong miệng, dấu hiệu của một số bệnh. Chẳng hạn, khí methylamine dư thừa trong miệng cảnh báo bệnh gan và thận, amoniac là dấu hiệu suy thận, nồng độ acetone cao cảnh báo bệnh tiểu đường hay mức oxit nitric là dấu hiệu của hen suyễn. Hiện tượng này còn có thể do căn bệnh ung thư cổ họng ác tính.
Nguy cơ sinh non
Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến mùi của hơi thở. Nếu hơi thở có mùi hôi, họ có nhiều khả năng sinh non hoặc thai nhi có cân nặng thấp. Đây là lý do tại sao bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi mang thai và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ mang thai bị hôi miệng dễ sinh non hoặc thai nhi nhẹ cân. Ảnh: Rd.
Luyện tập ngoài trời quá nhiều
Theo thống kê của Hiệp hội Hô hấp châu Âu, các vận động viên có tỷ lệ mắc các vấn đề về hô hấp cao hơn so với người bình thường. Những người thường xuyên luyện tập ngoài trời thường mắc phải hen suyễn, thở khò khè, khô miệng tới 50%. Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân chính là không khí ngoài trời. Trong khi không khí trong lành rất tốt cho cơ thể, nhưng thời tiết lạnh vào mùa đông lại gây khô miệng, vào mùa xuân ấm áp thì dễ bị dị ứng phấn hoa và ô nhiễm. Điều này cho thấy hơi thở có mùi liên quan đến dị ứng, nghẹt mũi, khô miệng mãn tính. Do vậy, bạn nên hạn chế thời gian tập thể dục ngoài trời khi thời tiết lạnh, trong mùa dị ứng hoặc các khu vực bị ô nhiễm.
Nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa Mỹ và Quốc tế cho thấy bệnh nướu răng và bệnh tim có liên quan chặt chẽ với nhau, viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề tim mạch. Một trong những triệu chứng chính của bệnh nướu răng là hơi thở hôi. Điều trị sớm căn bệnh này không chỉ giúp ngăn ngừa nướu răng mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch.
Viêm amiđan
Một trong những dấu hiệu của viêm amiđan là hơi thở hôi. Nguyên nhân là do chúng tạo ra nhiều vi khuẩn hơn mức bình thường ở trong miệng khiến miệng trở nên nặng mùi. Cắt amiđan, phẫu thuật loại bỏ 2 tuyến mặt sau cổ họng có thể điều trị bệnh và ngăn ngừa hơi thở hôi, theo Học viện Phẫu thuật tai mũi họng Mỹ.
Hơi thở có mùi là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm amiđan. Ảnh: Rd.
Viêm loét dạ dày
Đau bụng, ợ nóng, khó ăn là những triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Y khoa vi sinh cho thấy vi khuẩn gây hôi miệng helicobacter pylori, cũng gây viêm loét dạ dày và chịu trách nhiệm cho phần lớn các bệnh ung thư dạ dày.
Bạn ăn nhiều bạc hà
Nhiều người cho rằng bạc hà có thể làm cho hơi thở thơm tho hơn, tuy nhiên đó lại là quan điểm sai lầm. Theo Hiệp hội Hóa học Mỹ, mùi hương bạc hà chỉ có khả năng loại bỏ mùi hôi nhất thời, đường trong các loại kẹo bạc hà lại làm cho hơi thở tồi tệ hơn. Các nhà khoa học khuyên bạn nên tập trung vào việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, các thành phần giúp diệt vi khuẩn có hại như xylitol, vỏ cây mộc lan cũng được khuyên dùng. Đặc biệt các sản phẩm này cần không có đường.
Lạm dụng nước súc miệng
Nước súc miệng là sản phẩm có tác dụng giảm hôi miệng, và cũng có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Hầu hết các loại nước súc miệng tiêu diệt vi khuẩn tạm thời, nhưng nếu bạn lạm dụng, chúng sẽ loại bỏ tất cả các vi khuẩn trong miệng, cả vi khuẩn có lợi. Khi miệng trở lại trạng thái bình thường sẽ có nguy cơ phát triển càng nhiều vi khuẩn xấu, càng làm tăng tình trạng hôi miệng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?