Đây là hồ nước lớn bí ẩn nhất Tây Tạng, chứa khối lượng cá cực lớn nhưng không ai dám đánh bắt.
|
Ở khu vực Tây Tạng (Trung Quốc) có 3 hồ rất linh thiêng là hồ Yamdrok (hay còn gọi Yamdrok Yumtso, Yamzho Yumco), hồ Namtso và hồ Manasarovar. Nhưng đặc biệt nhất là hồ Yamdrok, nổi tiếng với trữ lượng cá cực lớn lên đến hàng tấn. Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, người ta lại không đánh bắt cá ở hồ này, nguyên nhân đằng sau khá bí ẩn.
Hồ Yamdrok là một trong 3 hồ nước thiêng ở Tây Tạng, Trung Quốc.
Hồ Yamdrok ở Shannan, cách thủ phủ Lhasa chừng 100km về phía Đông Bắc. Hồ này nằm ở độ cao 4.441m so với mực nước biển, diện tích mặt nước khoảng 638km2, phần lớn nước trong khu vực hồ có độ sâu từ 20-40m, nơi sâu nhất khoảng 60m, chứa 14,6 tỷ m3 nước.
Hồ Yamdrok nổi tiếng với trữ lượng cá cực lớn lên đến hàng tấn.
Nơi đây có số lượng cá chép, cá chạch rất lớn và một số loài hiếm gặp. Lượng cá nhiều thậm chí đôi khi chỉ cần tay không cũng có thể vợt được cá trong tích tắc. Tuy nhiên, người ta không dám đánh bắt, điều này có liên quan tới yếu tố tôn giáo và nguồn nước ở đây.
Dù hồ có lượng cá lớn nhưng không ai dám đánh bắt vì liên quan tới yếu tố tôn giáo và nguồn nước.
Phật giáo Tây Tạng cho rằng, hồ Yamdrok là hóa thân rồng, rất linh thiêng, bất khả xâm phạm, những sinh vật nhỏ như cá không được bắt giết. Ngoài ra, người dân địa phương cho rằng, cá chép trong lòng hồ là linh vật của thần linh không ai được chạm tới. Ở đây còn có phong tục địa phương là “thuỷ táng”, nên nó có liên quan mật thiết tới gia đình của người dân tại đây. Người ta cho rằng, không ai dám ăn cá đã được nuôi bởi xác thịt người đã qua đời.
Hồ Yamdrok mang vẻ đẹp tuyệt mỹ với nước hồ xanh ngắt. Dưới ánh nắng mặt trời, mặt hồ phản chiếu bầu trời trong xanh.
Đứng dưới góc độ khoa học, các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm cho thấy nước của hồ có đặc tính kiềm, cá trong hồ có độc tố. Hồ nước tọa lạc ở độ cao 4.441m so với mực nước biển nên nhiệt độ trong hồ thấp quanh năm và khá thiếu oxy. Cả chuỗi thức ăn đều bị ảnh hưởng vì đặc điểm địa lý của hồ. Kết quả, các sinh vật (động vật, thực vật) trong hồ sinh trưởng chậm. Thực vật phù du khó quang hợp nên thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi đó, ô nhiễm không khí từ vùng Thanh Hải theo gió đến hồ cũng khiến nước hồ ô nhiễm. Cá trong hồ hấp thụ mọi thứ trong nước. Theo thời gian, tích tụ nhiều chất độc tố.
Hồ Yamdrok hiện là nơi thu hút khác du lịch khi tới Tây Tạng.
Ngày nay, hồ Yamdrok đang tạo ra kinh tế cho địa phương nhờ vào tiềm năng thủy điện và du lịch. Du lịch Tây Tạng phát triển nhờ vào sắc màu huyền bí và linh thiêng đặc trưng của vùng núi cao. Những phong tục văn hóa cổ xưa và những điều cấm kỵ thiêng liêng đã tạo nên sự độc đáo của vùng đất kỳ bí này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Quốc gia duy nhất trên thế giới cấm ly hôn, đàn ông đều thích 'cắm sừng'
- Quốc gia duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ ra nước ngoài vì quá xinh đẹp
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Người phụ nữ có bộ ngực tự nhiên to nhất thế giới: Nặng 60kg, dài hơn 1m và vẫn liên tục phát triển
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?