Sau 17 giờ phẫu thuật, 6 cơ quan nội tạng của cô gái 20 tuổi đã nằm trong cơ thể người phụ nữ 53 tuổi.
Bà Carter với 6 cơ quan nội tạng của cô gái 20 tuổi trong cơ thể |
Carter, một phụ nữ Anh, 53 tuổi. Bà là bệnh nhân thứ 3 ở Anh sống sót sau khi phẫu thuật thay thế 6 cơ quan nội tạng gồm: một lá gan mới, thận, tuyến tụy, dạ dày, ruột non và đại tràng.
Để thực hiện cuộc phẫu thuật, một e kíp gồm 4 chuyên gia phẫu thuật: 1 người cắt bỏ các bộ phận của Carter, 3 người tiến hành cấy ghép. Ngoài ra, còn có 1 bác sĩ gây mê, 2 người điều hành, 2 y tá và 2 người hỗ trợ khác.
6 bộ phận được cấy ghép lấy từ cơ thể một người phụ nữ 20 tuổi.
Trước khi cấy ghép các bộ phận trên, bà Carter bị bệnh gan nghiêm trọng, dự đoán chỉ sống được 6 tháng nữa. Trước đó, năm 19 tuổi, bà bị viêm ruột và được phẫu thuật loại bỏ một phần ruột già, chỉ còn 5% phần ruột.
Bà được chuẩn đoán mắc bệnh Crohn. Bệnh này do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc bệnh tự miễn dịch. Khi đó, bệnh nhân bị tổn thương 15-150cm hồi tràng (đoạn cuối ruột non), gây sốt, nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng vùng hố chậu phải như bị viêm ruột thừa cấp và nhiều bệnh khác.
Căn bệnh hiếm gặp này rất khó chẩn đoán, lại càng khó điều trị.
Bệnh Crohn được các ông Crohn, Zinsburrg và Oppenhemer miêu tả lần đầu tiên năm 1932. Theo miêu tả, người hay mắc bệnh này thường ở độ tuổi 20-40, nam nhiều hơn nữ. Bệnh ít gặp ở dạ dày, thực quản, tá tràng và đại tràng.
Cùng với bệnh Crohn, Carter bị bệnh gan và cơ hội sống sót của bà là ghép tạng. Bà không dám nghĩ mình may mắn có tạng để ghép. Đến trước Giáng sinh năm 2011, bà được báo là đã đủ tạng để tiến hành ghép. Trong số 88.052 ca cấy ghép đã diễn ra ở Anh, ít hơn 30 ca là được cấy ghép trên 3 cơ quan nội tạng cùng lúc.
Sau ca phẫu thuật dài 17 giờ, Carter đã được chăm sóc đặc biệt và cần truyền máu. Bà được cho ăn bằng ống vào dạ dày của mình. Các ngón tay và ngón chân sưng phồng. Bà đã phải học đi lại vì cơ bắp chân rất yếu.
Sau hơn năm tháng trong bệnh viện, Carter đã về nhà. Bà phải uống 18 viên trong một ngày gồm các loại thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, enzyme và đa vitamin.
Bây giờ bà đã quay trở lại theo từng giai đoạn để làm việc. Bà cũng lập nên một tổ chức hỗ trợ cấy ghép tạng tại Bệnh viện Addenbrooke.
Bà nói: "Ngày nào tôi cũng suy nghĩ về món quà của người đó cho tôi. Đôi khi tôi nói đùa rằng cô gái đó xuất hiện trong tôi nhiều hơn những gì tôi có”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%