Ngày 9/3, cha của phạm nhân Lê Bá Mai, người bị kết tội trong kỳ án vườn mít, đã ra Hà Nội kêu oan cho con.
Ông Lê Bá Triệu, cha Lê Bá Mai ra Hà Nội kêu oan cho con |
Tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 9/3, ông Lê Bá Triệu chia sẻ trong kỳ trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cho biết bản án với Lê Bá Mai đã có hiệu lực pháp luật nhưng nếu có đơn kêu oan thì sẽ được xem xét lại theo trình tự pháp luật.
Ông Triệu cho biết, sau phiên tòa phúc thẩm xét xử con trai mình vào ngày 30/8/2013, ông đã có đơn kêu oan gửi nhiều cơ quan, trong đó có Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình và Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
“Sau đó con trai tôi là Lê Bá Mai tiếp tục có đơn kêu oan khẩn cấp, khẳng định mình vô tội. Nhưng 2 lá đơn kêu oan của cha con tôi đến giờ vẫn chưa nhận được hồi âm nào. Thế mà hôm 11/2/2014 vừa rồi, chúng tôi đọc báo thấy ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao, khi chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại TP HCM nói rằng vụ này đã chấm dứt. Việc này đã làm cho gia đình tôi rất bức xúc” - ông Triệu nói.
Ông Triệu cho biết sáng ngày 9/3, cả gia đình ông sẽ tìm tới VKSND Tối cao để hỏi cho rõ tại sao lại nói vụ án của Lê Bá Mai đã khép lại dù vẫn còn những lá đơn kêu oan chưa có hồi đáp.
Ra Hà Nội kêu oan cho Lê Bá Mai còn có ông Dương Bá Tuân (chủ rẫy nơi Lê Bá Mai làm thuê cách đây 10 năm). Ông Tuân cho biết, chưa khi nào thôi day dứt về số phận của Lê Bá Mai suốt 10 năm nay. Sau khi Lê Bá Mai dính vào vòng lao lý, ông Tuân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình ông Triệu tìm kiếm công ăn việc làm để có tiền kêu oan cho con trai.
Theo ông Tuân, ngay từ những năm 2005-2006, các luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho Lê Bá Mai đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, tất cả những bất thường, phi logic trong hồ sơ kết tội đã không được xem xét thấu đáo.
Vụ án Lê Bá Mai (còn gọi là "kỳ án vườn mít") đã kéo dài 10 năm với hàng chục phiên xét xử. Lê Bá Mai bị cáo buộc đã giết cháu Út tại vườn mít thuộc xã An Khương, huyện Bình Long năm 2004 (nay là huyện Hớn Quản, Bình Phước). Năm 2005, hai lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì cả hai cấp tòa đều tuyên tử hình Lê Bá Mai. Năm 2006, cả hai bản án trên đều bị cấp giám đốc thẩm tuyên hủy.
Tháng 5/2011, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần thứ hai bất ngờ tuyên Lê Bá Mai vô tội, trả tự do tại tòa. Một năm sau, TAND tối cao đã ra quyết định bắt giam Lê Bá Mai, đồng thời xét xử tuyên hủy bản án trên để xử lại lần nữa.
Tháng 6/2012, trong phiên tòa xử sơ thẩm lần thứ ba, Lê Bá Mai bị kết án chung thân nhưng sau đó Viện KSND tỉnh Bình Phước lại kháng nghị đề nghị cấp phúc thẩm tuyên tử hình.
Tại phiên xét xử phúc thẩm lần 3 ngày 30/8/2013, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã y án chung thân với Lê Bá Mai.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Đi xe máy qua vạch sơn, đèn chuyển vàng và đỏ có bị cảnh sát xử phạt không?
- Đốt pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại nhà, người dân có bị phạt không?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này