Đối mặt với lệnh cấm vận gắt gao từ Mỹ và Liên minh Châu Âu EU, Iran buộc phải dùng vàng thỏi và dầu để đổi lấy lương thực phục vụ nhu cầu của 74 triệu dân.
|
Nhiều lô hàng chở lương thực tới Iran bị đình lại do lệnh cấm vận của Mỹ và EU.
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ và Liên minh Châu ÂU EU đối với Iran không cấm các công ty bán lương thực, thực phẩm cho Iran, nhưng gây khó khăn cho họ khi thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế cần thiết để thanh toán các đơn hàng bằng USD hoặc euro.
Khảo sát của Reuters đối với các nhà cung cấp hàng hóa thế giới cho thấy kể từ đầu năm tới nay Iran đã gặp khó khi đảm bảo nhập khẩu những mặt hàng lương thực thiết yếu như gạo, dầu ăn, thức ăn gia súc và chè. Các tàu chở ngũ cốc bị kẹt ở cảng biển, từ chối dỡ hàng cho đến khi nhận được tiền thanh toán.
Với đồng rial của Iran giảm mạnh, giá bánh mì, gạo và thịt ở chợ tăng gấp đôi hoặc thậm chí nhiều hơn trong những tháng gần đây.
Trước đây Iran nhập khẩu ngũ cốc qua Các tiểu vương quốc Arab UAE, nhưng con đường này cũng bị phong tỏa do chính phủ UAE cũng áp lệnh trừng phạt lên Iran.
Iran dùng nhiều đồng tiền trong giao dịch dầu, chẳng hạn như đồng yen Nhật, đồng won Hàn Quốc hoặc rupee Ấn Độ, nhưng những giao dịch này khó có thể thu lợi lớn.
"Đơn hàng mua ngũ cốc đang được trả tiền bằng vàng thỏi hoặc giao dịch theo kiểu hàng đổi hàng" - một nhà buôn ngũ cốc Châu Âu cho biết. Các lô hàng ngũ cốc rất lớn, vì vậy việc thanh toán bằng vàng là lựa chọn nhanh nhất.
Tuần trước, Iran đã mua ít nhất 2 triệu tấn lúa mì trên thị trường thế giới, phần lớn là từ các nhà cung cấp ở Australia. Ngoài ra, trong 2 ngày gần đây Iran cũng mua 2 triệu tấn lúa mì từ Brazil và 2 triệu tấn từ Đức. Giới thương gia tin rằng chính phủ Iran phải sử dụng vàng, dầu hoặc đồng yen để thanh toán.
Một siêu thị ở Tehran.
Hậu quả
Lệnh trừng phạt đối với Iran đã có hiệu lực rõ rệt, được cảm nhận trực tiếp trên các con phố ở nước này với hàng hóa tăng giá hoặc khan hiếm.
Theo các nhà buôn Châu Á, nhiều lô hàng chở dầu cọ từ hai nhà cung cấp hàng đầu là Indonesia và Malaysia tới Iran bị dừng lại vì lo ngại Iran không thể trả tiền. Hai nước này chiếm 90% lượng cung cấp dầu - thành phần chủ yếu để sản xuất thực phẩm từ bơ thực vật tới các đồ ăn ngọt.
Một nhà cung cấp Singapore cũng cho biết thương gia nước này không muốn giao dịch với Iran vào thời điểm hiện tại bởi "quá rủi ro".
Tác động có thể được cảm nhận rõ ràng trong một cửa hàng bánh ngọt ở Tehran. "Chúng tôi sắp phá sản và có thể phải đóng cửa vài tuần. Tất cả nguyên liệu tôi phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giờ thì giá nguyên liệu vụt tăng gấp đôi hoặc không có nữa vì họ không chuyển hàng" - chủ tiệm nói.
Trung Quốc, nước mua 1/5 lượng dầu xuất khẩu của Iran trong năm ngoái, quyết định giảm một nửa lượng nhập khẩu trong năm nay. Iran sẽ phải đối mặt với thách thức lớn hơn nữa nếu Mỹ thông qua trừng phạt đối với các tập đoàn sản xuất dầu lớn thuộc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân ở nước này.
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành