Người ta đã nói đến tác động tâm lý tích cực của gói hỗ trợ doanh nghiệp 29.000 tỷ đồng, tuy nhiên có những căn cứ cho thấy không nên hy vọng vội vàng.
|
Bởi, khoản 29.000 tỷ đồng đã công bố nhưng chưa được làm rõ, nhiều khả năng chủ yếu sẽ chỉ là phần “tiền chính sách” đến từ việc giảm thu thuế, phí.
Chủ yếu là “tiền chính sách”
Với gói kích cầu năm 2009 có trị giá 160.000 tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD có 17.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho vay tín dụng. Đây có thể coi là phần các doanh nghiệp được hỗ trợ trực tiếp nhất. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước sau đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 24/12/2009 là 412.180 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay của khối doanh nghiệp Nhà nước là 59.380 tỷ đồng; Khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 287.972 tỷ đồng; Hộ sản xuất là 64.828 tỷ đồng.
Các con số ấn tượng này có thể không phản ánh thực chất những hỗ trợ các doanh nghiệp được nhận, tuy nhiên, về mặt kích cầu, thì khoản dư nợ hơn 412.180 tỷ đồng là sự thật tích cực khó có thể phủ nhận. Trong khi đó, con số 29.000 tỷ của gói hỗ trợ lần này lại có thể đến từ phần giảm các khoản thu ngân sách từ thuế, phí với các chính sách như: Giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2012 và gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT trong 6 tháng của các doanh nghiệp quy định tại khoản 1, điều 1, Nghị quyết số 08/2011/QH13; Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012; Gia hạn số tiền thuế TNDN còn nợ chưa nộp; Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với các hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối; Miễn thuế khoán thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN trong năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động…
Sức mua kém đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Rõ ràng, đây không phải là điểm gì mới. Cần nhớ rằng trong gói kích cầu năm 2009 đã có những hỗ trợ tương tự. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp đã được giảm 30% thuế thu nhập, 50% thuế VAT, người lao động cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng. Số tiền thực hiện chính sách giảm thuế của gói kích cầu năm 2009 cũng lên tới 28.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cũng không khó để nhận ra thực tế này, nên cũng không đáng ngạc nhiên, nếu họ tỏ ra không mặn mà với gói hỗ trợ mới này. Với những đối tượng hỗ trợ hẹp hơn và khoản giảm thu ngân sách khiêm tốn hơn, rất khó để kỳ vọng gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng lần này, sẽ đảm bảo mục tiêu “tiền ít” nhưng lại có “tác động nhiều”!
Khoản “tiền thật” ít ỏi!
Doanh nghiệp được hưởng sự hỗ trợ quy định tại khoản 1, điều 1, Nghị quyết số 08/2011/QH13 gồm: Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định.
Cơ quan đề xuất gói hỗ trợ doanh nghiệp chưa công bố khoản tiền 29.000 tỷ đồng gồm những thành phần nào. Cũng chưa có sự phân định rõ bao nhiêu là tiền giảm thu ngân sách từ thuế, phí, bao nhiêu là phần “tiền thật” sẽ được tung ra.
Tuy nhiên, có thể liệt kê một số “nghìn tỷ” nhìn thấy. Cụ thể là trong thông cáo báo chí “Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay và các biện pháp tài chính tháo gỡ khó khăn”, ngày 6/5, Bộ Tài chính cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định phương án sử dụng số tăng thu của năm 2011, trong đó: Dành khoảng 2.100 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư để thực hiện một số công trình cấp bách; 750 tỷ đồng làm nhà cho người có công; 460 tỷ đồng để làm vốn đối ứng cho các dự án ODA; Bổ sung 100 tỷ đồng để Hội liên hiệp phụ nữ thực hiện cho phụ nữ nghèo vay vốn sản xuất. Ngoài ra, còn khoản 1.000 tỷ đồng bổ sung thêm vào khoản cho vay đầu tư kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn.
Như vậy, chưa kể một số khoản chi tiêu công chưa công bố cụ thể, thì có khoảng 4.410 tỷ đồng “tiền thật” được tung ra trong gói cứu trợ lần này. Số này còn nhỏ hơn khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội năm 2009 với 7.200 tỷ đồng. Và còn khiêm tốn hơn nữa nếu so với số tiền 37.200 tỷ đồng ứng trước thực hiện các dự án cấp bách của gói kích cầu năm 2009.
Khi gói cứu trợ được công bố, các chuyên gia đã cho rằng, đây thực chất là việc nới lỏng chính sách tài khóa thông qua hình thức giảm thu ngân sách. Do đó, gói cứu trợ này có thể đúng là ít ảnh hưởng đến cân đối ngân sách hay tác động xấu đến lạm phát, tuy nhiên cũng khó có thể kỳ vọng là sẽ gây nhiều tác động kích cầu. Thị trường đang đi xuống, sức mua kém gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là thực tế đã được chỉ ra, nó đòi hỏi những biện pháp kích cầu mạnh tay hơn. Với những biện pháp kích cầu dè dặt như trên, khó có thể tin vào một sự tác động lớn, trừ phi, cơ quan chức năng đang tính toán đến một gói cứu trợ lớn hơn với những tên gọi khác và nhắm vào những đối tượng đặc thù.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%