Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong những thách thức y khoa hiện nay, làm kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, tăng tỉ lệ tử vong.
Nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân. |
Những quan ngại này không phải Bộ Y tế mới đặt ra cho các cơ sở y tế song sự quan tâm thực hiện lại chưa quyết liệt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay, tỉ lệ Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các nước trung bình là 5%-10%. NKBV là gánh nặng cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. NKBV ngoài tăng biến chứng, kháng thuốc, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, tăng tỉ lệ tử vong cho người bệnh thì cơ sở y tế cũng bị ảnh hưởng theo, như giảm sự hài lòng, giảm uy tín, giảm thu nhập.
Nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng tại Mỹ, tỉ lệ NKBV là 4,5%, mỗi năm có khoảng 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong đó 99.000 bệnh nhân tử vong, chi phí phát sinh trong điều trị khoảng 6,5 tỉ USD. Ở châu Âu, tỉ lệ NKBV là 4,6%-9,3%, khoảng 5 triệu bệnh nhân bị NKBV và khoảng 130.000 người tử vong, chi phí phát sinh 13-24 tỉ euro. Trong khi đó, tại Việt Nam, tỉ lệ NKBV khoảng 6%, làm tăng gấp đôi chi phí và thời gian điều trị.
Người bệnh có vấn đề về sức khỏe phải đi chữa trị chỉ với mong muốn mau chóng khỏi bệnh. Thế nhưng, chẳng may “dính” thêm bệnh do NKBV khiến bản thân họ, gia đình và xã hội mang thêm gánh nặng. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng công tác chống nhiễm khuẩn cần đặc biệt quan tâm tại các bệnh viện.
Trong đó, quan trọng là việc thực hành rửa tay của nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân. Các loại nhiễm trùng thường gặp là nhiễm khuẩn đường hô hấp (42%), nhiễm khuẩn vết mổ (18%) và nhiễm khuẩn đường niệu (16%). Ở những bệnh nhân phải phẫu thuật, nguy cơ nhiễm khuẩn cao gấp 2,4 lần so với người được điều trị nội khoa…
Năm 1997, Bộ Y tế chính thức đưa quy chế chống nhiễm khuẩn vào quy chế bệnh viện và xây dựng khoa chống nhiễm khuẩn trong hệ thống tổ chức của bệnh viện. Gần đây, WHO và Hiệp hội Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á cũng ghi nhận những nỗ lực chống NKBV của Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam đã tham gia chương trình toàn cầu “Bảo vệ sự sống: hãy rửa tay” do WHO phát động. Chương trình này có mục đích thúc đẩy và cải thiện thực hành về vệ sinh bàn tay của cán bộ y tế trong toàn hệ thống khám chữa bệnh, đã thu hút 15.596 bệnh viện ở 164 nước trên thế giới ký cam kết. Nước ta mới có 66 bệnh viện tham gia.
Có thể nói tình trạng NKBV vẫn ở mức báo động khi mà bài toán về môi trường, xử lý chất chất thải y tế, quá tải bệnh viện… chưa có lối ra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%