Cả trăm bãi đỗ trên nhiều tuyến phố thủ đô vẫn hoạt động dù quyết định cấm trông giữ ôtô, xe máy trên vỉa hè và dưới lòng đường ở hơn 260 tuyến phố có hiệu lực từ hôm nay.
|
Sáng nay, UBND TP Hà Nội bắt đầu "xóa sổ" hàng trăm điểm trông giữ phương tiện trên hè phố, dưới lòng đường ở 262 tuyến phố thuộc 9 quận nội thành. Tuy nhiên, khá nhiều điểm trông giữ xe vẫn hoạt động bình thường.
Phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) nằm trong danh sách cấm đỗ trên vỉa hè và lòng đường, nhưng sáng nay trước cổng Bưu điện Hà Nội vẫn chật kín xe máy. Khi được hỏi, các nhân viên trông giữ đều quả quyết không có chuyện cấm và vẫn nhận trông xe, ghi vé. Tấm biển báo bãi trông giữ xe với giá vé niêm yết được đặt trên vỉa hè.
Cũng trên phố Đinh Tiên Hoàng, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, xe máy, ôtô xếp thành hàng dài ngay cạnh tấm biển bãi đỗ. Nhân viên Công ty Hạnh Ly cho biết, đã được phổ biến về quy định này nhưng chưa nhận được chỉ đạo về việc dừng trông giữ xe tại đây.
Trước cửa bưu điện Hà Nội vẫn đỗ đầy xe máy sáng 15/2. Ảnh: Yến Hoa.
Tương tự, những điểm trông giữ xe trên vỉa hè của Công ty 901, Công ty Khai thác điểm đỗ... trên phố Phủ Doãn (quận Hoàn Kiếm) vẫn tấp nập khách ra vào. Thậm chí, vỉa hè hết chỗ nên nhiều ôtô đã được nhân viên Công ty Khai thác điểm đỗ cho phép đỗ dưới lòng đường. Phố Phủ Doãn trước cửa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản Trung ương vì thế càng thêm ùn ứ trong suốt buổi sáng.
Hàng loạt tuyến phố nằm trong danh sách này nhưng sáng nay vẫn ngập ôtô, xe máy. Đơn cử, phố 19/2 vẫn cắm biển bãi đỗ của Sở Quy hoạch Kiến trúc, phố Thợ Nhuộm của Công ty BDC...
Trước việc các bãi giữ xe sẽ bị xóa bỏ, ông Nguyễn Tiến Dũng (phố Hàng Đào) cho rằng, đây lẽ ra là việc nên làm từ lâu bởi các điểm trông giữ gây rất nhiều phiền toái. "Do họ dựng xe chắn hết đường vào nhà nên chúng tôi thường phải để xe dưới lòng đường. Vì vậy đã xảy ra tình trạng mất cắp", ông Dũng nói.
Ủng hộ quyết định trên, ông Nguyễn Hồng Châu (chủ tiệm quần áo trên phố Hàng Đào) cho biết, lâu nay các điểm trông xe lấn chiếm lòng đường, thường xuyên gây tắc nghẽn trong khu vực phố cổ.
Các bãi trông xe trước cổng bệnh viện Phụ sản Trung ương (phố Triệu Quốc Đạt) vẫn hoạt động như bình thường. Ảnh: Nguyễn Lê.
Trong khi đó, theo chị Nguyễn Thanh Mỵ (phố Đền Lừ, Hoàng Mai), khu vực bờ hồ tập trung rất nhiều xe nên nếu cấm đỗ tại đây thì sẽ gây khó khăn cho người dân. "Quanh đây hầu như không có điểm trông giữ ôtô nào nên nếu cấm, có lẽ tôi sẽ chuyển sang đi xe máy".
Còn anh Hoàng Đình Minh (phố Khương Đình, Thanh Xuân) chia sẻ: "Tôi thấy đoạn đường này cũng khá thông thoáng, không thường xuyên bị tắc đường. Điểm gửi xe này lại để được ôtô mà không ảnh hưởng nhiều đến các phương tiện lưu thông trên đường cũng như người đi bộ".
Anh Minh cho biết, sẽ tìm một chỗ đỗ xe mới xa hơn hoặc gửi vào các nhà hàng, cửa hiệu xung quanh đó.
Trao đổi với PV, Phó thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Hoàng Văn Mạnh cho biết, đã thông báo và rút giấy phép các điểm trông giữ xe trong danh sách của thành phố.
"Chiều nay, thanh tra Sở sẽ họp bàn và ngày mai sẽ ra quân xử lý các điểm vi phạm", ông Mạnh khẳng định.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?