Trong thời đại số, điện thoại trở thành vật bất ly thân, nhưng việc sử dụng không đúng chỗ có thể gây hậu quả khôn lường. Thói quen dùng điện thoại tại cây xăng trong một số tình huống, có thể trở thành tác nhân kích nổ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dùng và những người xung quanh.
![]() |
|
Nhằm siết chặt quản lý và nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy trong cộng đồng, Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định mới đề xuất tăng mạnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm tại khu vực có nguy cơ cháy nổ, đặc biệt là cây xăng.
Vì sao không được dùng điện thoại ở cây xăng?
Theo các chuyên gia an toàn, điện thoại di động và các thiết bị sinh lửa (như bật lửa, diêm...) đều có khả năng phát ra tia lửa điện, dễ dàng kích hoạt phản ứng cháy nổ khi tiếp xúc với môi trường giàu hơi xăng – vốn rất dễ bắt cháy. Chính vì vậy, quy định cấm tuyệt đối sử dụng điện thoại tại cây xăng đã được đề cập rõ trong Thông tư 15/2020/TT-BCT.
Tất cả cửa hàng xăng dầu đều có nghĩa vụ treo biển cảnh báo rõ ràng, đặt tại khu vực dễ quan sát. Tuy nhiên, không ít trường hợp người dân vẫn cố tình sử dụng điện thoại để gọi điện, nhắn tin, chuyển khoản ngay trong khi đang đổ xăng.
Đi đổ xăng, người dân cần thực hiện đúng quy định để không bị phạt. (Ảnh minh họa)
Mức xử phạt hiện hành và đề xuất mới
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dân mang điện thoại vào cây xăng có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 đồng, còn hành vi sử dụng điện thoại tại cây xăng bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong dự thảo Nghị định mới, mức phạt được đề xuất tăng mạnh với các nhóm hành vi vi phạm như sau:
Phạt từ 3 – 5 triệu đồng: Với hành vi mang thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt như bật lửa, diêm, điện thoại di động... vào khu vực có biển cấm rõ ràng.
Phạt từ 5 – 7 triệu đồng: Nếu sử dụng các thiết bị trên trong khu vực cấm và không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định về phòng cháy.
Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh nhiệt tại khu vực cấm nghiêm ngặt, đặc biệt là hành vi hàn cắt, đốt nóng mà không có biện pháp phòng cháy. Nếu gây cháy nổ, mức phạt có thể tăng gấp đôi, thậm chí xử lý hình sự tùy theo mức độ thiệt hại.
Người dân cần lưu ý gì khi vào cây xăng?
Để đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt, người dân nên thực hiện nghiêm các khuyến cáo sau:
Tắt điện thoại hoàn toàn trước khi vào khu vực bơm xăng.
Không gọi điện, nhắn tin, thanh toán trực tuyến trong khu vực tiếp nhiên liệu.
Nếu muốn chuyển khoản, hãy ra khu vực thanh toán riêng, theo hướng dẫn của nhân viên.
Mang theo tiền mặt để thanh toán nhanh gọn, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong khu vực nguy hiểm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài


-
Danh sách những hành vi được coi là trốn thuế năm 2025? Người dân cần nắm rõ kẻo vi phạm
-
Từ nay, người dùng MXH livestream sai sự thật có thể bị phạt đến 50 triệu đồng, đúng không?
-
Chi tiết các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe máy theo quy định mới
-
Đề xuất tăng mạnh mức phạt với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, có thể lên tới 400 triệu đồng




-
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 1, chính thức ghi nhận cơn bão đầu tiên năm 2025
-
Tin vui: Từ ngày 9/6, người dân Hà Nội sẽ không phải xếp hàng để xin giấy phép xây dựng
-
Hố tử thần ở Bắc Kạn: Khả năng bên dưới có hệ thống sông ngầm?
-
3 điểm đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Tin vui từ 15/6, hàng nghìn người được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương hiện hưởng
-
5 trường đại học lớn bỏ thi khối C ngay sát kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025
-
Diễn viên nổi tiếng với 'Chạy án': U50 trải qua 2 lần đò, ngoại hình thay đổi vì thẩm mĩ
-
Trường hợp này sẽ được tăng lương hưu tháng 6/2025 theo Nghị định 75/2024, ai không biết dễ mất quyền lợi