Người ta gọi ngôi làng này là "làng đi ủng" cũng không sai, vì đường làng bao giờ cũng ngập trong nước đen, hôi thối không thể tả.
Một cụ bà lội bì bõm trên đường làng |
Ngay tại Hà Nội, nhưng khoảng mấy năm nay, người dân thôn Cao Xá Hạ, xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội phải chịu cảnh lội nước đi bộ trong làng, kể cả khi trời nắng.
Người ta gọi ngôi làng này là "làng đi ủng" cũng không sai, vì đường làng bao giờ cũng ngập trong nước đen, hôi thối không thể tả.
Ngập quanh năm
Chúng tôi đến thôn Cao Xá Hạ trong một ngày nắng nóng tháng 7. Đến đầu thôn, chúng tôi bất giác phải đưa tay lên bịt mũi vì một mùi hôi thối từ đâu xộc tới. Đi sâu vào trong, chúng tôi kinh hoàng nhận ra một vùng nước đen cực kì bẩn thỉu. Con đường làng chỉ rộng khoảng 7,8m, nhưng nước dập dềnh như sóng.
Ông Nguyễn Văn Hào, người dân trong thôn, bức xúc: "Đấy các anh xem. Ngày nắng mà đường làng còn ngập ngụa như thế, thì ngày mưa, nước còn ngập đến tận đùi. Mà đâu phải chỉ mưa xuống đường nó mới ngập đâu? Lúc nào cũng ngập đấy".
Làng Cao Xá Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm bún và thịt chó, cung cấp cho Hà Nội. Thế nhưng trong vài năm gần đây, tình trạng úng đọng, ngập lụt diễn ra nghiêm trọng tại khu vực này.
Cụ Đặng Tài Toàn, sinh năm 1930 kể lại, khi xưa, trước thôn có một ao tiêu nước rất lớn, dài gần 1km, rộng hơn 15,16m. Cái ao to không khác gì một con sông, chạy dài khắp 4 thôn trong xã là Thượng Thôn, Hạ Thôn, Giang Xá, Hạ Xá. Thôn Cao Xá Hạ là vùng thấp trũng nhất của cả xã, lại là làng nghề, nên lượng nước thải rất lớn. Nhưng nhờ có ao tiêu, việc ứ đọng, ngập úng trong làng hoàn toàn không có. Không những thế, ao còn là nơi thả bèo chăn nuôi gia súc...
Thế nhưng, giờ đây, cái ao tiêu đó đã không còn. Nguyên nhân là do thời gian gần đây, một số người dân trong thôn đã tự ý lấn chiếm, san lấp ao tiêu để sử dụng vào mục đích riêng. Dần dần, cái ao to bỗng chốc nhỏ lại, đến khi cái ao hoàn toàn biến mất, thì đường làng bắt đầu bị dềnh nước. Nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình làm nghề của người dân đều thoát ra đường làng. Người dân khi đi trên đường làng phải dùng ủng.
Theo chúng tôi tìm hiểu, hầu hết các gia đình trong làng đều có khoảng 5,6 đôi ủng dùng để đi lại hằng ngày. Mặt khác, nước bẩn lâu ngày không biết thoát đi đâu đã khiến cho làng Cao Xá Hạ bị ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng. Rác rưởi, phân vật nuôi… trôi nổi khắp đường làng. Người già, trẻ em bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đó là chưa kể, trong tình trạng như vậy, các mầm bệnh sẽ có cơ hội được phát triển, rất có thể bùng phát thành dịch bệnh.
Nhà anh Đặng Tài Đót có lẽ là chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi sự ngập úng của làng. Sân nhà của anh lúc nào cũng trong tình trạng ngập ngụa nước. Khi chúng tôi đến thăm, anh đi vắng, chỉ có mấy đứa con của anh ở nhà.
Em Trang, 14 tuổi, con gái anh Đót tâm sự: " Chúng em đi học khổ lắm. Nước lúc nào cũng dềnh khắp sân, khắp đường. Có hôm em đi học, chẳng may bị ngã, em lại phải về nhà để thay quần áo. Nước ở sân nhà em có khi cao đến 40cm, đi lại rất khó khăn anh ạ". Được biết, anh Đót đã phải sơ tán cha già của mình về nhà em trai ở sâu bên trong làng, xa con đường làng ô nhiễm để tránh cho cụ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi mùi hôi thối của nước bẩn.
Cần giải pháp thoát nước cho dân
Thực trạng này đã diễn ra trong nhiều năm, mà vẫn chưa có sự giải quyết đúng đắn từ phía chính quyền địa phương. Làm việc với PV, ông Nguyễn Chính Pháp, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đức Giang, cho biết: "Thực trạng thôn Cao Xá Hạ bị ngập nước đã tồn tại nhiều năm rồi. Có một số hộ dân trong thôn những năm trước đây Cao Xá Hạ tham gia vào việc lấn chiếm con ao tiêu nên gây ngập úng. Việc đó diễn ra cách đây cả chục năm, nên các cấp chính quyền sau phải chấp nhận sự thật đó. UBND xã Đức Giang cũng đã có chủ trương, nếu có sự cho phép và đầu tư của UBND huyện Hoài Đức và UBND TP Hà Nội, thì sẽ giải tỏa những ngôi nhà đang nằm trên đất lấn chiếm này, để trả lại sự thông thoáng cho làng xã".
Ông Pháp cho rằng khó khăn trong việc giải tỏa mặt bằng các hộ lấn chiếm và việc xây dựng mương thoát nước là do thiếu kinh phí. "UBND xã đã nhiều lần đề nghị cấp trên đầu tư để khơi thông dòng chảy, và đến năm 2011, UBND thành phố Hà nội đã đầu tư 12 tỷ cho xã làm mương khơi nước, và còn khoảng một tháng rưỡi nữa sẽ xong". Thế nhưng, ông Pháp cũng thừa nhận, con mương trên cũng chưa thể giải quyết hết nhu cầu tiêu nước của thôn nếu mưa lớn hoặc lượng nước thải đổ ra mương quá nhiều.
Người dân thôn Cao Xá Hạ đã phải chịu tình trạng ngập lụt từ nhiều năm nay. Thế nhưng, cho đến gần đây, con mương với chiều rộng chỉ 1,5m mới bắt đầu được khởi công, và chỉ giải quyết được phần nào nhu cầu tiêu nước của thôn. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm hơn nữa đến yêu cầu của bà con trong thôn, trả lại cho thôn diện tích đất công, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
Xin trích lời ông Nguyễn Văn Hòa để kết thúc bài viết: "Nếu nền đất cũ của cái ao tiêu được giải phóng, Nhà nước cho làm một đường mương lớn hơn, rộng hơn để giải quyết nhu cầu tiêu nước cho dân đỡ khổ thì hay quá. Đường làng có rộng, có sạch, thì kinh tế mới phát triển được. Đời chúng tôi sống ở đây, còn đời con, đời cháu chúng tôi nữa
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?