Chuyện lạ ở làng 'thương vợ', tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ hai, 12/01/2015 20:42

Một làng quê hiếm gặp ở Việt Nam khi việc đồng áng hầu như do người đàn ông đảm đương. Chính điều kỳ lạ ấy mà nhiều thôn ở đây được gọi là "làng thương vợ".

Chuyện lạ ở làng 'thương vợ', tỉnh Thừa Thiên Huế

Chuyện lạ ở làng 'thương vợ', tỉnh Thừa Thiên Huế

Rời thành phố chừng 5 km về phía bờ biển Thuận An, chúng tôi tìm hiểu câu chuyện khá kỳ lạ về “làng thương vợ” thuộc xã Thủy Vân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

lang-thuong-vo1-1421056478

Cổng làng Công Lương, xã Thuỷ Vân

Mọi người vẫn gọi nơi đây là “làng thương vợ” vì phần lớn việc nặng nhọc đều do người đàn ông đảm nhận chu tất, từ khâu làm đất, cày bừa, ủ giống, làm đồng… Ít ai biết rằng đồng lúa xanh ở xã Thủy Vân lại chủ yếu do bàn tay những người đàn ông tạo nên.

Với phụ nữ vùng này, bước chân đến bùn đất dù ruộng chỉ cách nhà mình vài trăm mét là chuyện ít thấy từ bao đời nay. Chị Hồ Thị Bé tâm sự, đã 44 tuổi nhưng chị chưa bao giờ đụng tay đến đồng áng.

lang-thuong-vo2-1421056478

Chị Hồ Thị Bé, 44 tuổi rồi nhưng vẫn chưa làm ruộng bao giờ dù ở giữa làng quê.

Chị Bé cho biết, thời thiếu nữ, khi đám con gái trong làng thi nhau học nghề may vá, chị cũng xin đi theo học nghề chạm nón. Rồi qua cái tuổi trăng tròn, chị cũng không làm ruộng mà chỉ ở nhà giữ mấy đứa trẻ của cậu em trai. Tám mẫu ruộng, nguồn sống của gia đình chị do ông Hồ Tuyền (70 tuổi, cha chị Bé) gánh vác lo cho mấy miệng ăn trong nhà.

Ở thôn 2, xã Thủy Vân, mỗi năm nông dân làm 2 vụ. Theo ước tính, mỗi gia đình bình quân khoảng 5- 8 mẫu ruộng. Với gia đình chị Bé, mỗi vụ thu hoạch được 4 tấn lúa.

lang-thuong-vo3-1421056478

lang-thuong-vo4-1421056478

Mọi công việc lớn nhỏ về đồng áng đều do đàn ông chăm lo. (Nguồn ảnh: Afamily)

Sau buổi làm đồng, hàng chục trai tráng lại về Thành phố Huế làm ăn. Công việc trái vụ của đám trai nơi đây chủ yếu là thợ nề, xe thồ, bốc vác... Và phụ nữ cũng lên phố bán bánh dạo kiếm thêm thu nhập.

Gặp cụ Lê Thị Dư, một cao niên 60 tuổi sống trong căn nhà giản dị cuối hẻm vào Thủy Vân, chúng tôi được bà khoe con gái ở quê bà "sướng như tiên” khi con nhà nông mà không phải làm ruộng.

Cụ Dư nói rằng bản thân cụ cũng không biết từ khi nào đàn bà quê cụ lại không làm ruộng. Tuy nhiên, dù ở cái tuổi xế chiều nhưng cụ Dư vẫn phải tự mình gói bánh mang đi bán dạo khắp nơi kiếm thêm thu nhập vì cụ nhẩm tính, với 2 vụ mỗi năm trừ chi phí thì việc làm ruộng hầu như không có lãi. Với cụ, chạy chợ cho cả gia đình từ việc bán rong bánh bao là đã ổn rồi, việc làm đồng là của đàn ông.

Con gái cụ Dư là chị Trương Thị Lực lớn lên đến cái tuổi 37 nhưng cũng chưa bước xuống rộng dù chỉ cách nhà vài chục bước đi. Chị Lực bảo rằng con gái Thủy Vân có truyền thống không làm ruộng vì "không có sức".

Trong gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (42 tuổi, trú tại xã Thủy Vân) có 4 đứa con, mọi việc đồng áng từ gieo sạ, cấy gặt không bao giờ chị và cô con gái làm cả. Để lo kiếm cơm, hai mẹ con đi bán dạo ở các trường học.

Ông Nguyễn Hữu Sơn (44 tuổi, trú tại thôn 2 xã Thủy Vân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, bản thân ông đã gắn với cơ nghiệp ruộng đồng hơn 20 năm qua, chuyện con gái làng này ít làm đồng là tục lệ từ lâu để lại.

Danviet.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'

Tag: lang thuong vo , lang tinh thua thien hue , thuong vo , lang que hiem gap , tin , bao