Bị khuyết tật cả tay lẫn chân nhưng Huỳnh Thị Xậm vẫn vẽ đươc tranh sơn dầu, màu nước. Những bức tranh của cô được nhiều người mua.
Tại lớp học vẽ tranh của Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ em mồ côi Hóc Môn (TP.HCM), trong khi những người khuyết tật khác vẽ bằng tay thì Huỳnh Thị Xậm phải dùng bàn chân |
Huỳnh Thị Xậm (36 tuổi, quê Hậu Giang) bị khuyết tật cả tay và chân từ khi lọt lòng mẹ. Vào trung tâm từ năm 2006, ban đầu Xậm theo học tin học văn phòng, thuê thùa, sau đó cô học vẽ tranh. "Tôi không có năng khiếu vẽ tranh, nhưng đôi chân làm được gì thì tận dụng. Tôi nghĩ mình sẽ làm tốt và quyết tâm thì sẽ được", Xậm chia sẻ. Trong ảnh, Xậm lấy đồ nghề vẽ để trên xe lăn của cô một cách dễ dàng bằng bàn chân phải.
Việc vẽ tranh của Xậm khó khăn hơn nhiều người bạn khuyết tật khác. Phải ngồi vẽ bằng chân trên nền nhà, không có giá vẽ nên mau mệt. Việc pha màu vẽ cũng phải nhờ người phụ.
Tay, chân đều bị khiếm khuyết, gia đình ở quê lại làm ruộng, làm thuê nên mãi đến năm 15 tuổi Xậm mới được gia đình cho đi học. Xậm kể: "Khi tôi xin đi học cho biết mặt chữ thì ba lắc đầu, thầy giáo cũng ái ngại. Ngày đầu vào lớp 1 tôi cứ ngỡ thầy giáo cầm tay mình tập viết, hóa ra tôi chỉ có thể học được bằng chân".
Xậm không nản. Ban ngày học, về nhà Xậm nhò chị chỉ lại bài và tập viết bằng chân đến khuya. Sáng Xậm lại dạy từ 3h để tập viết. Mãi đến cuối năm lớp 1, Xậm đã có thể viết chữ được bằng chân.
Ban đầu Xậm chỉ tính học cho biết mặt chữ, sau ham học quá nên cứ cố gắng học đến lớp 12 vào năm 2003. Cơ duyên đã đưa Xậm đến Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ em mồ côi Hóc Môn. Ban đầu Xậm được các cô ở trung tâm hướng cho học tin học, sau đó học vẽ. "Cậy cọ nhỏ hơn cây bút, vẽ lại nhiều đường nét hơn nên tôi rất khó thực hiện bằng chân. Ban đầu, tôi chỉ tập vẽ hình đơn giản. Gần 2 năm sau tôi mới vẽ được một bức tranh hoàn thiện", Xậm kể lại.
Bức tường treo rất nhiều tranh của Xậm. Tranh của cô có nhiều người mua khi biết được vẽ bằng chân, với giá khoảng 200.000/bức. Xậm có thể vẽ được tranh sơn dầu và màu nước. Mỗi bức nếu vẽ liên tục cô mất khoảng 1 tuần.
Thầy Nguyễn Văn Hoàng, chủ nhiệm lớp vẽ tại trung tâm chia sẻ: "Tranh của Xậm vẽ không thua gì những học viên khác, dù có một vài nét còn vụng về. Nhìn tranh chỉ là những bức vẽ đơn giản tuy nhiên nếu vẽ bằng chân mà được như vậy thì quá hay".
Ngoài vẽ tranh, Xậm còn làm thủ thư tại thư viện của trung tâm. Tuy nhiên việc tìm kiếm sách đều do người khác làm. Xậm chỉ quản lý và phân loại sách.
Cô Đặng Thị Hỏi (giám đốc trung tâm) cho biết: "Nhận thấy Xậm rất có nghị lực, bất cứ khó khăn gì cũng vượt qua, là tấm gương sáng cho các em khuyết tật ở đây nên trung tâm muốn giữ lại làm nhân viên và giao cho Xậm quản lý thư viện".
Ở trung tâm, Xậm cũng là một trong những người có trình đồ học vấn cao. Sắp tới, Xậm sẽ nhận bằng tốt nghiệp ngành XHH của trường ĐH Mở TP.HCM. Vì thế Xậm còn dạy học cho nhiều học viên ở đây. Việc dạy học cũng được thực hiện bằng chân.
Những công việc như quét, lau nhà, sinh hoạt cá nhân Xậm đều làm thuần thục.
Chan hòa với mọi người ở trung tâm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?