Đó là triết lý sống đơn giản của hầu hết những thầy thuốc trẻ ở Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Tân Định (Bình Dương).
|
Y sĩ Trần Thị Phương Thúy, trưởng khoa F, thăm hỏi người bệnh - Ảnh: K.Anh
Nhiều bạn ở đây đã được Đoàn sở LĐ-TB&XH TP.HCM tuyên dương thanh niên tiên tiến, thanh niên làm theo lời Bác.
Suốt thời gian chúng tôi ngồi trò chuyện ở khoa F (bệnh nhân nữ nặng) của trung tâm thì những tiếng la hét, ú ớ, tiếng hát nghêu ngao... không lúc nào ngừng. Những âm thanh hỗn loạn trong môi trường có hàng trăm phụ nữ tâm thần khiến đầu óc chúng tôi nhức bưng bưng. Nhưng cô y sĩ Lê Thị Hồng Gấm (quê Long An) vẫn bình thản. Cô đến gần cửa sắt, gọi tên từng người đang la hét, bỗng người ấy im lặng lại gần Gấm.
“Gần trưa rồi vào phòng nghỉ, không hát nữa nha” - Gấm nói, người bệnh lẳng lặng nghe theo. Gấm là trưởng khoa E, cô cùng hơn chục nhân viên nữ chăm sóc sức khỏe cho hơn 130 nữ bệnh nhân.
Khi mới tốt nghiệp, Gấm tình nguyện về công tác tại Trung tâm cai nghiện Phú Văn. Sau ba năm, năm 2006 cô y sĩ trẻ chuyển về Tân Định khi trung tâm bắt đầu gầy dựng cơ sở chuẩn bị đón người bệnh tâm thần. Vừa nuôi con nhỏ, vừa “chiến đấu” với những ca bệnh nặng là thử thách lớn với Gấm, nhưng tình thương dành cho bệnh nhân đã giúp cô vượt qua tất cả.
“Sống ở vùng sâu, điều kiện khó khăn vô cùng, hai vợ chồng lại cùng làm ở trung tâm nên luôn nhắc nhau cố gắng chăm sóc người bệnh như người thân của mình”- Gấm tâm sự.
Còn với cô y sĩ Trần Thị Phương Thúy (quê Bình Phước) - trưởng khoa F - những ngày đầu vào nghề cũng là những ngày gian nan. “Những ngày đầu tinh thần cũng hơi bị chấn động, vì nhiều lúc bệnh nhân phản ứng dữ dội quá, đang đút họ ăn họ phun thẳng vào mặt hay đánh lại mình...” - Thúy kể.
Khi Thúy mang thai cũng nhiều phen bị bệnh nhân rượt chạy. “Khi họ tỉnh táo rất dễ thương, họ xem mình như người thân. Chỉ đôi lúc lên cơn bất chợt thì khó nói trước điều gì xảy ra...” - Thúy chia sẻ. Nhiều đêm trực, những người thầy thuốc phải thức trắng để đi đắp mền, kéo người bệnh lên giường vì nhiều người chui xuống gầm giường ngủ, dễ mắc thêm những bệnh khác...
Niềm vui của những thầy thuốc trẻ nơi đây cũng thật bình dị khi có người bệnh được gia đình tìm kiếm và đến thăm hỏi hoặc người bệnh nhẹ được đón về với gia đình.
Ở trung tâm, nhiều bạn trẻ có quê rải khắp từ Nam ra Bắc dù đã công tác ở đây 5-7 năm cũng đều chưa một lần được ăn tết ở quê nhà. Bạn Trịnh Viết Tùng, bí thư Đoàn cơ sở trung tâm, cho biết quê bạn ở Phú Thọ nhưng chưa năm nào được về phép vào dịp tết.
“Ngày tết chúng tôi phải trực 24/24 giờ để tổ chức các hoạt động vui chơi cho bệnh nhân, giúp họ vơi đi nỗi buồn. Xem tivi thấy không khí tết rộn ràng, nhiều người bệnh không có người thân cũng buồn, lúc ấy rất dễ tác động đến thần kinh của họ. Năm nay chúng tôi thiết kế chương trình đón tết không chỉ là những bữa ăn mang hương vị tết, mà còn là những buổi diễn văn nghệ, chơi trò chơi để mọi người gắn bó với nhau” - Tùng cho biết.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?