Người ta vẫn tin rằng phụ nữ ít bị bệnh tim mạch hơn nam giới. Tuy nhiên, theo một công bố của Hội Tim mạch Hoa Kỳ thì tỷ lệ phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch lại cao hơn nam giới, vì sao vậy?
|
Khi biểu hiện quá mơ hồ...
Bệnh tim mạch ở nam giới tuổi mãn dục thường xuất hiện với những triệu chứng khá rõ nét giúp họ dễ dàng phát hiện và điều trị sớm. Nhưng ở phụ nữ, biểu hiện của bệnh tim mạch lại rất “lờ mờ”: Có khi là mệt mỏi toàn thân; thở gấp, ngồi yên thì hết; có khi đau tim lẫn với đau dạ dày bởi cái đau xiên xuống dưới mũi ức; có lúc thấy đau xương hàm, có lúc thấy đau cánh tay trái... Thậm chí, đôi khi chụp hình tim cũng không thấy rõ bệnh.
Phụ nữ tuổi trung niên nên chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh tim mạch - (Ảnh: shutterstock)
Chính những biểu hiện mơ hồ này là nguyên nhân khiến chị em chủ quan và bệnh tim mạch nhờ thế có thêm cơ may hoành hành, gây tử vong nhiều hơn so với ở nam giới. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu nhiều năm trước khi đưa ra một con số rất đáng lưu ý rằng: từ tuổi 35, tỷ lệ bệnh tim mạch ở phụ nữ tăng 1,3% mỗi năm.
Vì sao bệnh tim mạch dám lộng hành như vậy?
Ở phụ nữ trẻ, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng hoạt động rất suôn sẻ. Buồng trứng đóng vai trò như một nhà máy sản xuất nội tiết tố theo “đơn đặt hàng” gửi xuống từ não bộ - tuyến yên. Ba cơ quan này luôn phối hợp với nhau một cách hài hòa, uyển chuyển để duy trì nồng độ từng nội tiết tố đúng theo nhu cầu của cơ thể. Sự ổn định này có tác động làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, khiến chúng không thể lắng đọng thành những mảng xơ vữa trên thành động mạch.
Từ tuổi 35 và rõ nhất là từ sau tuổi 40, hoạt động của hệ trục quan trọng này bị rúng động bởi cả não bộ, tuyến yên, buồng trứng đều lão hóa và bắt đầu suy yếu hẳn đi. Lúc này, buồng trứng không còn sản xuất đủ nội tiết hoặc sản xuất một cách sai lệch so với nhu cầu của cơ thể. Cholesterol xấu (LDL) không còn bị kìm hãm nên tăng dần tạo thành nhiều mảng xơ vữa, biến động mạch thành một con đường đầy “lô cốt” và dễ tắc nghẽn. Bệnh tim mạch dễ dàng tấn công hơn với dấu hiệu đầu tiên chính là tăng huyết áp.
Nhưng phiền nỗi, ngay cả khi đã tăng huyết áp thì chị em vẫn còn chủ quan không phòng bị gì cho lắm. Thói quen ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo vẫn không kiêng được, cứ ỷ vào những viên thuốc (vốn nhiều khi còn không chịu uống đều đặn, đúng giờ). Chưa kể, phụ nữ tuổi này còn dễ nóng giận, mà nóng giận thì “lên máu” khiến tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não rất cao. Và bệnh lý tim mạch cũng vì thế được xem là “báo động đỏ” đối với phụ nữ trung niên.
Phòng bệnh tim mạch thế nào?
Theo các bác sĩ, chị em phụ nữ tuổi trung niên nên chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh tim mạch bằng cách:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn ít hơn 5 gr muối/ngày, ít ngọt, ít béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt
- Thay đổi lối sống: Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tích cực rèn luyện cơ thể bằng các bài tập vận động phù hợp (mỗi ngày từ 30 phút - 1 giờ).
- Sử dụng các thảo dược thiên nhiên để cung cấp dưỡng chất giúp hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng duy trì tốt các hoạt động.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức quan tâm chăm sóc sức khỏe của mỗi người. Chị em cần chủ động phòng ngừa, theo dõi chặt chẽ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, thường xuyên đi khám định kỳ để đảm bảo “chặn đánh” ngay khi bệnh tim mạch vừa mới xuất hiện.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?