Bài học đắt giá từ Chu Dịch: Người trẻ hiểu được 3 câu, không thành công cũng thành nhân!
Thứ bảy, 06/11/2021 20:55

Những triết lý sâu sắc trong Chu Dịch giúp người đời nhìn thấu nhân sinh, khuyên người trẻ sớm biết để thành danh, người trung niên sớm hiểu để an nhàn khi về già.

Chu Dịch được coi là tác phẩm “đứng đầu trong các kinh, cội nguồn của đại đạo”, ghi lại những kiến giải sâu sắc của các bậc hiền nhân về những vấn đề trong cuộc sống.

KHÔNG THÀNH CÔNG CŨNG THÀNH NHÂN

Chu Dịch là một trong “tam đại kỳ thư”, giá trị cốt lõi của cuốn sách gắn liền với ba chữ “Thiên, Địa, Nhân”. Những bài học quý giá từ Chu Dịch dù trải qua bao nhiêu năm tháng vẫn giữ nguyên được những giá trị triết lý nhân văn sâu sắc cho người đời sau. Tiêu biểu trong số đó là 5 câu nói triết lý giúp người đời nhìn thấu nhân sinh, khuyên người trẻ sớm biết để thành danh, người trung niên sớm hiểu để an nhàn khi về già.

"Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát"

Lời dạy: Người quân tử biết khiêm tốn có thể vượt sông lớn, đó là điềm lành.

Cổ nhân dạy rằng, những nhân tài thực sự thường luôn biết cách thu mình, vì khiêm tốn là một loại trí tuệ không phải ai cũng có.

Bài học đắt giá từ Chu Dịch: Người trẻ hiểu được 3 câu, không thành công cũng thành nhân! - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Chu Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ đều chia ra cát và hung (điềm lành và điềm xấu), duy có quẻ "khiêm" chỉ có cát mà không có hung.

Trong cuộc sống, khiêm tốn giúp chúng ta có cơ hội tự thấy được những điều còn thiếu sót của bản thân để sửa đổi. Nhờ đó mà ta càng ngày càng hoàn thiện bản thân và trở nên tốt đẹp hơn, đây chính là điều cát lành mà quẻ "khiêm" trong Chu Dịch nhắc tới.

Lời dạy này cũng tương tự như câu nói của Các Mác sau này "khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ, một chút tự kiêu cũng bằng thừa".

"Quân tử chung nhật can can, tịch dịch nhược lệ, vô cữu"

Lời dạy: Người quân tử ban ngày chăm chỉ làm việc, đêm xuống cũng không lơ là, như vậy sẽ tránh được chuyện xấu.

Không phải ngẫu nhiên mà một người có thể dễ dàng tránh được những chuyện xấu và cũng không phải tự nhiên những điều thuận lợi hay may mắn lại đến với một người. Đây thực chất là sự hồi đáp cho những nỗ lực và chăm chỉ của người đó đã từng bỏ ra.

Bài học đắt giá từ Chu Dịch: Người trẻ hiểu được 3 câu, không thành công cũng thành nhân! - Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

Thực ra trên đời này rất ít cái gọi là may mắn, nếu có may mắn thì nó sẽ dành cho những người luôn nỗ lực. Vì để may mắn đến được với mình trước tiên bản thân phải hành động, kiên trì làm việc ở hiện tại và chờ đợi kết quả ở tương lai.

Bớt tư lợi đi một chút, chăm chỉ hơn từng ngày. Tin tưởng vào việc "người làm có trời đất chứng kiến". Không có việc gì là vô ích, mỗi hành động nhỏ ở hiện tại đều đem lại kết quả trong tương lai. Chỉ cần nỗ lực, vận may sẽ không hẹn mà tới, vận rủi cũng không đuổi mà xa.

"Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật"

Lời dạy: Người quân tử nhìn thấy cơ hội thì nắm lấy, không chờ đợi đắn đo.

Trong cuộc sống, có nhiều thời điểm chúng ta rơi vào trạng thái đứng núi nọ trông núi kia, cơ hội trước mắt không nắm lấy mà chỉ nghĩ về những thứ xa vời, rốt cuộc sẽ rơi vào cảnh ngày đêm trông ngóng, cầu mà không được, cả đời sống dằn vặt khổ sở.

"Chu Dịch" khuyên chúng ta nên sống một cách đơn giản, sống ở hiện tại, làm việc của hiện tại. Mặt trời lên thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi, một năm bốn mùa, một ngày ba bữa cứ như vậy mà sống thì cả đời chẳng có gì phải lo âu.

"Lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu"

Lời dạy: Biết thỏa mãn với những gì mình có thì cả đời không lo âu.

Người có thể sống yên ổn ở nơi mình vẫn sống, hài lòng với những gì mình đã có, vui vẻ chấp nhận sự sắp đặt của số phận thì cả đời không lo âu.

Bài học đắt giá từ Chu Dịch: Người trẻ hiểu được 3 câu, không thành công cũng thành nhân! - Ảnh 9.

Ảnh minh hoạ

Vạn vật đều có tốt có xấu, dù muốn hay không chúng ta luôn phải đối mặt với tất cả. Luôn dùng tâm thái lạc quan để đối mặt với cuộc sống, dùng tâm thái bình thản để đón nhận số phận. Gặp phải hoàn cảnh thế nào thì hành xử thế ấy, làm những việc mình cần làm và từ bỏ những gì không phải của mình, đó chính là thuận theo quy luật tự nhiên. Người có thể làm được như vậy thì dù ở đâu, dù gặp chuyện gì cũng sẽ dễ dàng vượt qua.

"Lý đạo thản thản, u nhân chiêm cát"

Lời dạy: Tâm rộng bao nhiêu, phúc lớn bấy nhiêu.

Trong cuộc sống, đường đi là bất biến, chỉ có cái tâm của con người là có thể thay đổi. Tâm nhỏ hẹp thì nhìn mọi chuyện đều thấy là việc lớn, làm việc gì cũng nơm nớp lo lắng, căng thẳng, kết quả chẳng được việc gì.

Bài học đắt giá từ Chu Dịch: Người trẻ hiểu được 3 câu, không thành công cũng thành nhân! - Ảnh 11.

Ảnh minh hoạ

Ngược lại nếu tâm đủ lớn thì nhìn mọi chuyện đều là việc nhỏ, có thể làm mọi chuyện một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Người có tấm lòng rộng mở, tư tưởng thoáng đạt thì có thể sống cả đời bình yên nhàn hạ, đó chính là cái phúc lớn nhất của một đời người.

Phapluat.suckhoedoisong.vn

Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bai-hoc-dat-gia-tu-chu-dich-nguoi-tre-hieu-duoc-3-cau-khong-thanh.. Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bai-hoc-dat-gia-tu-chu-dich-nguoi-tre-hieu-duoc-3-cau-khong-thanh-cong-cung-thanh-nhan-16221061120002573.htm

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: Chu dịch , bài học cuộc sống , bài học thành công