Ngày 29/2, tức mùng 8/2 năm Nhâm Thìn, Hòa thượng Thích Phước Đường, trụ trì Trúc Lâm Thiền Viện ở thành phố Villebon sur Yvette, ngoại ô phía nam thủ đô Paris, tổ chức Lễ an vị tượng Phật đá ngọc lớn nhất ở Pháp.
|
Đây là bức tượng phật đá ngọc lớn nhất ở Pháp, cao 99 cm, nặng 270 kg làm bằng đá ngọc quý tự nhiên xuất xứ từ Myanmar.
Tham dự buổi lễ, có Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, đại diện Ban tôn giáo chính phủ và lãnh đạo thành phố Villebon sur Yvette, Pháp.
Điều đặc biệt là buổi lễ an vị tượng phật ngọc diễn ra đúng ngày mùng 8 tháng 2 (âm lịch) là ngày Đức Phật Thích Ca Mầu Ni xuất gia từ bỏ cuộc sống vương giả của một thái tử để đi tìm con đường cứu khổ cho muôn loài.
Đây là bức tượng phật đá ngọc quý lớn nhất ở Pháp, do Phật tử Đặng Thị Bích Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện Việt Nam, Pháp danh Nhuận Phổ Hương, phát tâm cúng tiến Thiền viện Trúc Lâm. Tượng cao 99 cm, nặng 270 kg làm bằng đá ngọc quý tự nhiên xuất xứ từ Myanmar, mô tả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên Đài sen theo trường phái Trúc Lâm.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cám ơn các tăng ni, Phật tử Việt Nam, bạn bè Pháp từ khắp nơi đã đến dự lễ và nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng với sự nhiệm màu của Phật Pháp, sự đoàn kết, nhất trí của bà con chúng ta, Thiền viện Trúc lâm nơi có sự hiện diện của pho tượng phật đá ngọc quý đầu tiên, sẽ trở thành nơi hội tụ không phải chỉ của phật tử kiều bào tại Pháp, tại Paris mà nhiều nước sẽ về đây để cùng chiêm bái tượng Phật ngọc, cầu nguyện quốc thái dân an, hòa bình, thịnh vượng cho nhân loại, cho tình đoàn kết giữa hai đất nước Việt Nam và Pháp”.
Đến tham dự buổi lễ, ông Dominique Fontenaille, Thị trưởng thành phố Villebon sur Yvette phát biểu tại đây đã bày tỏ niềm hạnh phúc và may mắn được dự buổi lễ trang nghiêm an vị tượng Phật. Ông nói: “Tôi xin bày tỏ sự tôn trọng đối với truyền thống và các giá trị của đạo Phật, đề cao hòa bình, sự trong sạch, tình yêu thương giữa con người với con người. Tôi cho đó là những chân giá trị mà tất cả nhân loại cùng chia sẻ, bất kể đó là người Việt Nam, người Pháp hay các dân tộc khác; và đó cũng là những giá trị mà chúng ta cần thúc đẩy giữa mọi người dù có theo tôn giáo, tín ngưỡng nào”.
Ông Dominique Fontenaille cũng chúc mừng Thiền viện Trúc Lâm luôn là điểm hành hương danh tiếng ở vùng thủ đô Paris, nơi thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử tới chiêm bái.
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?