Iraq, Sudan, Cộng hòa Trung Phi là 3 trong số những quốc gia tuyển nhiều binh sĩ nhí trong các cuộc xung đột nhất.
7 quốc gia nhiều tay súng trẻ em nhất |
Chad: Rất nhiều trẻ em trong số hơn nửa triệu người mất nhà cửa đang sống trong các trại tị nạn ở Chad trở thành binh lính do tình trạng bạo lực kéo dài trong nuớc. Chiến tranh biên giới, bất ổn chính trị, nghèo đói đang là nguyên nhân lôi kéo trẻ em vào các cuộc xung đột vũ trang. Mặc dù bạo lực giảm trong những năm gần đây, người ta vẫn thấy sự hiện diện của binh sĩ nhí tại quốc gia này. Truớc khi nội chiến Chad kết thúc, các cậu bé khoảng 13 tuổi đã cầm súng chiến đấu. Các em nhỏ hơn làm liên lạc.
Nam Sudan: Nam Sudan là quốc gia giành độc lập từ nội chiến nhưng đang đối mặt với nhiều bất ổn khiến trẻ em phải chịu nhiều hậu quả. Mặc dù Nam Sudan cam kết với Liên Hiệp Quốc sẽ ngừng tuyển binh sĩ trẻ em nhưng thực tế, hơn 11.000 trẻ vẫn cầm súng cho chính quyền hoặc quân nổi dậy. Trẻ em thuờng bị dồn ra khỏi trường học và ép chiến đấu.
Cộng hòa Trung Phi: Giống như nhiều quốc gia ở lục địa đen, Cộng hòa Trung Phi trải qua thời gian bất ổn, nội chiến. Năm 2003, số binh sĩ trẻ em tại quốc gia này tăng lên hơn 6.000. Với khoảng 400.000 người mất nhà cửa, người ta lo ngại rằng các chiến binh nhí sẽ tăng lên. Tuy nhiên, năm 2013, các bên đã đạt được lệnh ngừng bắn nên người ta hy vọng vào tương lai sáng sủa hơn cho người dân Cộng hòa Trung Phi, đặc biệt là các em nhỏ.
Sudan: Kể từ năm 2003, gần 3 triệu người Sudan mất nhà cửa vì các cuộc xung đột. Trong khi bạo lực bùng phát, trẻ bị ép, mua, bán và trở thành thành viên của các lực lượng vũ trang cho cả phe chính phủ và phe nổi dậy. Theo nhiều nguồn tin, tại vùng Darfur, trẻ khoảng 11 đến 15 tuổi đã trở thành các tay súng. Mặc dù căng thẳng giảm nhiệt năm 2014, nhiều thông tin cho rằng, bạo lực vẫn diễn ra tại Darfur và chính phủ Sudan ít nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng các em nhỏ làm binh sĩ.
Uganda: Quân kháng chiến của Chúa hay còn gọi là Phong trào kháng chiến của Chúa là tổ chức tôn giáo và chiến binh hoạt động ở phía bắc Uganda và Nam Sudan. Nhóm này đã chiêu mộ 30.000 trẻ em trong 20 năm qua để làm công cụ giết người, cuỡng hiếp và phục vụ các cuộc chiến. Joseph Kony, người tự xưng là "phát ngôn viên" của Chúa dẫn dắt tổ chức này. Tại Uganda, các cậu bé bị biến thành tay sai bạo lực trong khi số phận của các bé gái cũng không khá hơn với phận nô lệ tình dục. Ngoài Quân kháng chiến của Chúa, Lực luợng quốc phòng Uganda cũng bị Liên Hiệp quốc chỉ trích vì đang sở hữu gần 5.000 binh sĩ nhỏ tuổi.
Bolivia: Mặc dù tuổi nhập ngũ ở Bolivia là 18 nhưng các cậu bé 15 tuổi có thể tình nguyện gia nhập quân ngũ. Trên thực tế, người ta cho rằng tại Bolivia, trẻ 14 tuổi đã bị ép tham gia quân đội. Khoảng gần 40% binh sĩ trong quân đội quốc gia này dưới 18 tuổi, 20% dưới 16 tuổi.
Iraq: Chính quyền Saddam Hussein khét tiếng vì tuyển quân nhí, lập các trại huấn luyện trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Sau khi Saddam Hussein bị tiêu diệt, quốc gia giàu dầu mỏ này vẫn trong tình trạng hỗn loạn. Cướp bóc tràn lan, tội phạm cũng như các vấn đề về hạ tầng cơ sở, can thiệp của nuớc ngoài tiếp tục tàn phá đất nước này khiến hơn nửa triệu học sinh không đuợc tới trường và buộc nhiều em phải ra chiến trường, trở thành khủng bố hoặc tham gia vào các cuộc đánh bom tự sát.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?