Có những nhóm đối tượng được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, đồng thời có thêm nhiều quyền lợi khác kèm theo.
![]() |
|
Từ 01/01/2025, Luật bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 và Nghị định số 02/2025/NĐ-CP có hiệu lực nên mức hưởng BHYT cũng có sự điều chỉnh. Theo đó, Điều 22 Luật BHYT năm 2024 quy định chi tiết về mức hưởng BHYT của người tham gia. Điểm a Khoản 1 Điều 22 quy định về nhóm được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất. Người thuộc nhóm này được hưởng 2 quyền lợi BHYT lớn, gồm:
- Hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng BHYT cũng được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật BHYT, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP) được Chính phủ ban hành ngày 01/01/2025 đã sửa đổi Điều 14 của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, nhóm được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất được quy định chi tiết hơn.
Đối tượng tham gia BHYT khác nhau được hưởng quyền lợi BHYT khác nhau. Ảnh minh họa
Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 8 nhóm đối tượng tham gia BHYT được hưởng cả 2 quyền lợi BHYT theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật BHYT (như đã nêu ở trên) gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Cựu chiến binh tham gia kháng chiến.
- Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp xã hội.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.
- Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: Cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
7 nhóm đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất hiện nay. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, còn có 7 nhóm đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn 8 nhóm đã nêu ở trên. Theo đó, ngoài hai quyền lợi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật BHYT, người thuộc 7 nhóm này còn được hưởng thêm một quyền lợi khác là: Không áp dụng tỷ lệ thanh toán thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Cụ thể 7 nhóm đó là:
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945.
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
Từ nay, bổ sung quy định thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
-
'Thành phố ma' xa hoa bậc nhất Việt Nam: Lăng mộ bạc tỷ mọc như nấm, thiết kế không khác gì lăng tẩm của vua chúa
-
Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' trăm tuổi màu vàng óng, khách trả tiền tỷ vẫn không bán
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập