Con không mở nổi mắt phải đi khám, mẹ giật mình khi con tiết lộ bí mật giấu 2 năm
Thứ năm, 17/01/2019 08:00

Đưa con đi khám mắt, người mẹ giật mình khi bác sĩ nói rằng mắt của con trai còn kém hơn cả người trung niên và cao tuổi.

Tiểu Tân, 11 tuổi đang học lớp 4 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Trong mắt người mẹ, Tiểu Tân có thành tích học tập tuy không xuất sắc nhưng rất chăm chỉ. Mỗi ngày sau khi tan học về nhà, cậu bé lại mau chóng vào phòng học đóng cửa, làm bài tập.

Một buổi tối, mẹ của Tiểu Tân vào phòng thấy con trai đã nằm trên giường, vùi đầu vào trong chăn và thỉnh thoảng cựa quậy. Người mẹ tiến tới vén chăn ra khỏi đầu thì thấy cậu bé đang chơi điện tử trên điện thoại. Cô lập tức tịch thu điện thoại của Tiểu Tân và yêu cầu con đi ngủ.

Tuy nhiên ngày hôm sau, Tiểu Tân đột nhiên kêu với mẹ, cậu không thể mở được mắt để làm bài tập. Ban đầu người mẹ nghĩ do con trai giả bộ để vòi vĩnh lại chiếc điện thoại. Nhưng khi thấy con trai liên tục kêu ca về sự khó chịu ở mắt, cô đã đưa Tiểu Tân đến bệnh viện kiểm tra.

con khong mo noi mat phai di kham, me giat minh khi con tiet lo bi mat giau 2 nam - 1

Các tuyến Meibomius của người bình thường nằm song song.

con khong mo noi mat phai di kham, me giat minh khi con tiet lo bi mat giau 2 nam - 2

Các tuyến mebomius của cậu bé Tiểu Tân bị rối loạn.

Bác sĩ Hồng Nam khoa Nhãn khoa, Bệnh viện liên kết số 1 với Đại học Y khoa Chiết Giang sau khi kiểm tra mắt của cậu bé rất sốc. Bởi các tuyến meibomius của cậu bé 11 tuổi này còn tệ hơn so với những người ở độ tuổi 50-60. Bác sĩ nói rằng Tiểu Tân đã bị rối loạn chức năng tuyến meibomius nghiêm trọng, gây ra hội chứng khô mắt.

Có khoảng 32 tuyến meibomius trên mí mắt của người bình thường, được sắp xếp thành các đường thẳng đứng song song, tiết ra dầu để làm ẩm nhãn cầu. Tuy nhiên, với Tiểu Tân, các tuyến meibomius của cậu bé đã bị "xoắn" thành một mạng lưới, không còn rõ ràng, giống như mắt của người trung niên và người cao tuổi nhưng ở mức độ còn tồi tệ hơn. Vì vậy, mắt cậu bé mới bị đau nhói, nóng rát và không thể mở nổi mắt. Điều đáng buồn hơn nữa khi bác sĩ nói rằng khó có thể khôi phục hoàn toàn chức năng tuyến meibomius của Tiểu Tân.

 
Sau khi biết về tình trạng mắt của con, mẹ của Tiểu Tân rất bối rối khi không hiểu tại sao con trai cô còn nhỏ lại đã mắc bệnh của người trung niên. Các bác sĩ phân tích có thể do cậu bé đã để mắt hoạt động quá nhiều trong điều kiện ánh sáng không tốt hoặc không vệ sinh mắt sạch sẽ.

con khong mo noi mat phai di kham, me giat minh khi con tiet lo bi mat giau 2 nam - 3

Lúc này, Tiểu Tân mới thú nhận với mẹ và bác sĩ Hồng Nam về một bí mật. Suốt 2 năm qua, cậu bé mỗi khi về nhà lại đóng cửa trong phòng để chơi điện tử chứ không hề làm bài tập. Vào ban đêm, vì sợ ánh sáng điện thoại sẽ khiến mẹ phát hiện nên cậu luôn trùm chăn kín để lén dùng điện thoại.

Nghe những điều này từ con, người mẹ rất hối hận bởi chính cô là người đã khiến cho con trai chìm đắm vào điện thoại. Hồi nhỏ mỗi khi con không chịu ăn, cô lại dùng điện thoại bật các clip cho con xem. Mỗi khi con khóc lóc, giận dỗi, cô lại dùng diện thoại dỗ con. Khi con trai đi học tiểu học, cô cho con một chiếc điện thoại vì nghĩ sẽ dể dàng kiểm soát.

Rối loạn chức năng tuyến meibomius là gì?

Rối loạn chức năng tuyến meibomius là tắc nghẽn hoặc một số bất thường khác của tuyến meibomius khiến chúng không tiết ra đủ dầu vào nước mắt. Bởi vì nước mắt sau đó bốc hơi quá nhanh, rối loạn chức năng tuyến mebomius là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng khô mắt.

Theo các bác sĩ, 50% hội chứng khô mắt là do rối loạn chức năng tuyến meibomius, ngoại trừ ra còn có một số yếu tố khác như tuổi tác, môi trường, thói quen sinh hoạt.

Các triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến meibomian bao gồm:

- Mắt bị khô.

- Đau mắt, trầy mắt, cảm giác nóng rát, ngứa mắt, cảm giác khó chịu. 

- Tầm nhìn bị mờ và tầm nhìn bị dao động. 

- Dịch tiết mắt tăng, mí mắt dính vào buổi sáng, khó chớp mắt, đỏ ở mí mắt.

 
Khampha.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: chăm sóc sức khỏe trẻ em , những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ , thói quen xấu nên bỏ