Việc đơn vị thi công xử lý các vết nứt trên thân đập hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 bằng cách trám xi măng được GS.TS Nguyễn Thế Hùng đánh giá là chưa từng có trên thế giới.
|
Bày tỏ quan ngại về việc xử lý các vết nứt trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2, sáng 18/4, Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi Khoa Xây dựng Thủy lợi-Thủy điện, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã có buổi trao đổi với phóng viên.
- Ông có thể cho biết nhận định của mình về các vết nứt trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2 khi nước đã được xả cạn?
Tôi đã xem rất kỹ các khe nứt trong suốt thời gian qua. Theo nhận định của tôi, đây là khe nứt do lún sụt không đều ở nền móng của công trình đập hồ chứa gây ra chứ không phải khe nhiệt hay khe co giãn như các bên liên quan nói. Phải khẳng định sự cố này rất nguy hiểm.
GS.TS Nguyễn Thế Hùng cho rằng, không loại trừ xuất hiện cả vết nứt bên dưới nền móng thân đập thủy điện Sông Tranh 2 gây nứt đối với thân đập.
Hơn nữa, với những gì đang xảy ra, không loại trừ xuất hiện cả các vết nứt phía bên dưới nền móng, kéo theo sự dịch chuyển và gây nứt đối với thân đập. Theo tôi, đây là sự cố nguy hiểm cần được khắc phục nhanh chóng và tận gốc.
- Là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, ông nhận định như thế nào về việc công nhân dùng xi măng trám trít tại các vết nứt này, và việc xử lý liệu có đảm bảo?
Việc đơn vị thi công trám trít xi măng tại các khe nứt bên ngoài thân đập chỉ mang tính cho vui chứ không có tác dụng gì. Đối với hồ chứa, lại là hồ chứa lớn như Thủy điện Sông Tranh 2 thì không đảm bảo kỹ thuật.
Với áp suất nước vào 3 mét thì có thể ngăn được việc thấm. Nhưng với cột nước cả trăm mét chiều sâu thì việc trám trít không có ý nghĩa gì. Từ trước đến nay, tôi chưa từng thấy ai xử lý vết nứt công trình như vậy cả, đặc biệt là công trình siêu bền như đập thủy điện. Việc xảy ra sự cố đối với công trình là không tránh khỏi, thậm chí ngay cả ở các nước tiên tiến. Quan trọng nhất là cách xử lý sự cố mang tính triệt để, tận gốc. Còn việc trám lại bề mặt chỉ làm đẹp mà thôi.
Để xử lý sự cố này có nhiều biện pháp, chúng ta phải lựa chọn cho phù hợp. Truyền thống nhất là dùng biện pháp khoan phụt vữa bê tông từ bên trong. Dưới áp suất lớn, vữa bê tông sẽ len lỏi vào các khe nứt, trám hết vết nứt và hạn chế tình trạng thấm qua thân đập như thời gian qua.
Bên cạnh đó, sau khi bơm vữa đối với các khe nứt, bề mặt thượng lưu cần được gia cường chống thấm thêm để gia tăng sự bền vững.
Theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng, công nhân dùng xi măng trám các vết nứt trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2 để... cho vui !?
- Theo Ban Quản lý dự án và đơn vị thi công trả lời trên phương tiện truyền thông, các vết chúng ta thấy trên thân đập là khe nhiệt chứ không phải là vết nứt. Theo ông giải thích này có hợp lý không? Và cách xử lý khe nhiệt như vậy liệu có đảm bảo?
Trước hết, đây không phải khe nhiệt hay khe co giãn, vì với những gì chúng ta đã thấy, vết nứt không thẳng mà ngoằn ngoèo. Nếu là khe nhiệt thì phải thẳng. Hơn nữa, nếu thi công theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn của khe co giãn thì tại khe này ngoài van đồng omega, còn có các roăn cao su siêu bền và bitum được đổ trong khe để tạo độ bền cho van đồng, đồng thời ngăn chặn tình trạng thấm nước quá mức vào thân đập qua các khe.
Còn nếu là khe co giãn, thì việc công nhân dùng vật liệu cứng như xi măng chèn, trám vào khe càng phản khoa học, vì vật liệu này sẽ làm vô hiệu hóa khả năng làm việc bình thường, khả năng co giãn của van đồng omega khi có sự giãn nở tại các khối bê tông. Thật sự tôi chưa thấy ở đâu lại làm như vậy cả !?.
- Với những gì đang phơi bày cũng như cách xử lý của các bên liên quan đối với sự cố thân đập thủy điện Sông Tranh 2, là người am hiểu trong lĩnh vực, ông quan ngại điều gì?
Ngay từ khi sự cố bị phát hiện và có mặt tại hiện trường, quan sát, xem xét, tôi đã thấy thân đập có nhiều hiện tượng bất bình thường. Và với những gì đã phơi bày và cách xử lý của các bên, tôi rất quan ngại vì đây chỉ là “bệnh” mới biểu hiện bên ngoài mà thôi. Còn bên trong, nguyên nhân sâu xa của sự cố, các vết nứt bên trong, sâu trong công trình cần thì có sự vào cuộc các chuyên gia độc lập và thiết bị kiểm tra tiên tiến để chẩn đoán “bệnh” cho công trình, tìm ra cách trị tận gốc thì công trình mới đảm bảo được bền vững.
- Cảm ơn ông!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?