Ông Dương Tự Trọng không thừa nhận hành vi, thậm chí còn đe dọa trả thù điều tra viên sau khi ra tù.
![]() |
Với việc chủ mưu tổ chức cho anh trai bỏ trốn, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng phải đối mặt mức án từ 12 đến 20 năm tù |
Dự kiến vào cuối tháng này, TAND Hà Nội sẽ đưa ra xét xử 7 bị can trong vụ án đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn. Các bị can gồm: Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng); Vũ Tiến Sơn và Vũ Trọng Ánh (nguyên Phó phòng và cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP.Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP.Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng), Phạm Minh Tuấn (ngụ quận Hồng Bàng, Hải Phòng) và Trần Văn Dũng (hành nghề tự do).
Hồ sơ vụ án xác định, chiều tối ngày 17/5/2012, sau khi được anh trai gọi điện cầu cứu, ông Trọng đã hướng dẫn ông Dũng đến trốn tạm ở nhà một người bạn của Trọng ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tiếp đó, ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới của mình câu kết với một số đối tượng ngoài xã hội đưa anh trai trốn xuống Quảng Ninh, rồi đưa vào TP.HCM để vượt biên sang Campuchia.
Do Dương Chí Dũng không thể trốn qua Mỹ nên ông Trọng đã yêu cầu các đối tượng ngoài xã hội bố trí cho anh trai lẩn trốn tại Campuchia và 2 lần tiếp tế tổng cộng 34 ngàn USD.
Ngày 4/9/2012, Dương Chí Dũng bị cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với Campuchia bắt giữ và đưa về Việt Nam. Đến ngày 22/2/2013, ông Trọng bị bắt giữ, tước quân tịch về hành vi tổ chức cho người khác bỏ trốn ra nước ngoài. Trước đó, vào tháng 6/2012, từ vị trí Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Hải Phòng, ông Trọng bất ngờ bị điều chuyển về làm Phó cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an.
Theo nhận định của các cơ quan tố tụng, việc Dương Chí Dũng - bị can chính trong vụ án tham nhũng và cố ý làm trái gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng bỏ trốn là một vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, có nhiều đối tượng phạm tội là cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật. Việc này không những gây ra khó khăn cho cơ quan điều tra làm rõ vụ án mà còn tạo ra dư luận xã hội không tốt đối với cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trong vụ án này, cơ quan chức năng chỉ rõ bị can Dương Tự Trọng có vai trò chủ mưu, cầm đầu. Mặc dù các đồng phạm của ông Trọng đều khai báo thành khẩn, thậm chí giúp cơ quan điều tra làm rõ vụ án. Trong khi đó, ông Trọng không thừa nhận hành vi phạm tội, thậm chí còn đe dọa trả thù cả điều tra viên sau khi ra tù.
Ngoài hành vi tổ chức cho anh trai trốn đi nước ngoài, ông Trọng còn bị cáo buộc đã che giấu, không tổ chức truy bắt Đồng Xuân Phong khi biết rõ đây là đối tượng truy nã. Mặt khác, ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm giả 2 giấy Chứng minh nhân dân, phạm vào tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và đã được Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an khởi tố điều tra trong một vụ án khác.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai


-
Khi mượn xe người khác và bị dính phạt nguội trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ai là người phải chịu trách nhiệm?
-
Trường hợp chồng di chúc để hết tài sản cho con, người vợ có được hưởng thừa kế?
-
Đưa tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành trên mạng xã hội bị xử phạt nặng thế nào?
-
Nhận tiền chuyển khoản nhầm, người dân không nên lập tức trả lại nếu chưa làm điều này




-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ