Sát mép sông Sêrêpốk còn một số xe đạp, sách vở, dép các nạn nhân nằm vương vãi. Người thân đã đến nhận đưa về, đồng thời làm lễ cầu hồn cho các em.
Ông Sinh, người cứu sống 3 em, vớt được 2 thi thể, nói: "Giá như có thêm vài người thì đã cứu được các em rồi" |
Sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng 9h sáng 14/5, tại đập thủy điện Sêrêpốk 4, nằm trên khúc sông Sêrêpốk, thuộc thôn Ea Juốt (xã Ea Wel, H.Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk). 4 HS tử nạn là Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Ngô Thế Hiệp, Lê Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Thị Minh Hiền (cùng SN 2001, HS lớp 6A, trường THCS Hồ Tùng Mậu, H.Buôn Đôn). Có 3 HS cũng bị nước cuốn trôi nhưng may mắn được cứu sống, trong đó em Nguyễn Thị Tường Vi bị sốc nước nặng, được cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Buôn Đôn.
Buổi sáng kinh hoàng
Sáng 14/5, theo lịch nhà trường, các HS trên lên trường học 1 tiết, từ 7h30 - 8h30, xem điểm thi học kỳ 2, làm vệ sinh trường trước khi nghỉ hè. Sau khi làm vệ sinh xong, hơn 20 HS lớp 6A rủ nhau đạp xe xuống đập thủy điện để chơi, ăn mừng thi điểm cao. Đến nơi, các em xuống mép đập nghịch nước, một nhóm trong số này không may bị trượt chân xuống chỗ sâu và bị nước nhấn chìm. Trong đó, 4 em bị tử vong, 3 em may mắn được cứu sống.
Xe đạp, sách vở các em còn để trên bờ.
Em Nguyễn Đình Duy Vũ, HS lớp 6E, bàng hoàng kể lại: “Buổi sáng chúng em lên trường xem điểm, làm vệ sinh trường sạch sẽ, rất đông các bạn lớp 6A rủ nhau xuống đập chơi. Lớp em cũng có 5 người cùng đi. Khi đến nơi, các bạn để sách vở trên bờ rồi lội xuống. Em và mấy bạn lớp 6E chỉ dám lội ra mép nước, ngập đến đầu gối. Em đã nhắc các bạn đừng ra xa, gần mép hồ có nhiều vũng sâu nguy hiểm. Các bạn không nghe và còn bảo “mình ra đây hoài, không sao đâu!”. Chơi được một lúc, nhóm lớp 6A tập trung lại chụp hình, trong đó có một nhóm nắm tay nhau thành hàng đi xa ra ngoài đập. Đi được một đoạn thì thấy có bạn bị hụt chân rơi xuống chỗ sâu vào kéo theo nhiều bạn khác xuống cùng.
“Khi thấy các bạn bị ngã chới với, nhiều bạn đã hoảng loạn bỏ chạy, một số bạn khác la khóc kêu cứu”, em Vũ kể lại.
Người thân các nạn nhân thất thần chờ tin con em mình ngay mép đập thủy điện.
"Giá như có thêm người đến cứu"
Một trong những người có mặt đầu tiên, vớt các nạn nhân là ông Lê Đức Sinh (45 tuổi) làm nghề đánh cá, sống cách hiện trường vài trăm mét, kể: “Lúc đó hơn 9h, tôi đang ở trong nhà thì nghe tiếng bọn nhỏ la hét ngoài mép đập. Cứ nghĩ chúng nó đang đùa nghịch, bởi thường ngày nơi đó có rất nhiều người đến tắm. Nhưng tiếng la hét mỗi lúc càng hỗn loạn, tôi lập tức lấy chiếc xuồng máy chạy đến xem có chuyện gì. Đến nơi thấy nhiều cháu đang chới với chìm, tôi lao xuống vớt được 3 đứa lên bờ, kêu người đưa đi cấp cứu. Tiếp đó, có người lại chạy đến bảo vẫn còn nạn nhân ở dưới nước, tôi lại nhảy xuống tiếp tục mò tìm một hồi lâu mới vớt được 2 cháu nữa, nhưng cả 2 cháu này đã chết”.
Ông Bùi Chí Quyết, một trong những người tham gia cứu vớt các nạn nhân, kể lại giây phút cứu kinh hoàng.
Theo ông Sinh, lúc đó nếu có vài người nữa thì chắc các cháu được cứu sống nhiều hơn. “Bởi một mình tôi vừa lo vớt các cháu, vừa lo sơ cứu, nên khi nhảy xuống vớt các cháu tiếp theo thì quá muộn”, ông Sinh ngân ngấn nước mắt.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thương cho biết nạn nhân Nguyễn Thị Tường Vi khi đưa lên viện cháu hoảng sợ, la hét, vật vã. Các bác sỹ đã tích cực cứu chữa, và đến đầu giờ chiều qua thì đã tỉnh, có thể ăn cháo và uống sữa được.
Có mặt tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến một không khí tang thương. Sát mép đập, một số xe đạp, sách vở, dép các nạn nhân nằm vương vãi. Người thân đã đến nhận đưa về, đồng thời làm lễ cầu hồn. Tiếng khóc than ai oán khắp vùng. Mẹ nạn nhân Trần Thị Ngọc Ánh, chị Trịnh Thị Liên ngồi bên mép đập khóc nức nở. “Con Ánh học giỏi lắm, sáng nay bảo con lên trường xem điểm. Nó khoe với tôi học kỳ này đạt HS giỏi, sắp tới được giấy khen. Vậy mà…!”, chị Liên khóc ngất.
Mẹ cháu Huyền ngất xỉu bên linh cữu con.
Rời hiện trường, chúng tôi chạy ngược ra nhà nạn nhân Lê Thị Ngọc Huyền ở thôn Hòa Bắc, xã Ea Wel. Mẹ em là chị Hà Thị Lệ (45 tuổi) ngồi bên linh cữu con gái khóc ngất. “Huyền là con út, học giỏi và ngoan, ngày thường nó không bao giờ đi chơi xa, nếu có đi đều xin phép. Hôm nay không biết trời xui đất khiến thế nào…”, chị Lệ nói trong tiếng nấc nghẹn ngào.
Một số người sống cạnh đập, nơi xảy ra vụ việc, cho biết: “Đoạn xảy ra vụ chết đuối, trước đây có một con đường, từ khi thủy điện tích nước thì bị ngập, các rãnh 2 bên vô tình thành những trũng rất sâu. Người không biết bơi nếu tụt chân xuống đây rất dễ chết đuối. Nguy hiểm là vậy nhưng hàng ngày vẫn có rất nhiều người đến đây tắm”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?