Tòa án đã khôi phục tư cách Phó tổng giám đốc tập đoàn Trung Nguyên cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhưng vợ vua cà phê Trung Nguyên vẫn chưa thể về DN mình sáng lập.
![]() |
|
Sáng nay (7/2), Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp giữa các thành viên Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Phó tổng giám đốc) với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Tổng giám đốc, cũng là chồng bà Thảo).
Ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện này, với phán quyết hủy Quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đồng thời khôi phục tư cách Phó tổng giám đốc của bà tại Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa cũng yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm bà Thảo điều hành và quản lý tại tập đoàn này.
Tuy nhiên, ngày 10/10/2017, ông Vũ và Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đơn kháng cáo và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn chưa thể trở về Trung Nguyên sau 3 năm tranh chấp.
Vụ việc tranh chấp của vợ chồng “vua" cà phê Việt Nam kéo dài hơn 3 năm qua gây sự ý của dư luận. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên ra đời năm 1996, do ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng sáng lập và sở hữu. Tuy nhiên, sau 20 đồng hành cùng nhau, tới tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Sau nhiều phiên xét xử, phán quyết của TAND TP.HCM vào tháng 9/2017 được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho bà Thảo về lại vị trí của mình sau 3 năm rời đi. Tuy nhiên, từ khi có bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM, bà Thảo vẫn chưa được trở về điều hành công ty mà mình đã sáng lập và đang là đồng sở hữu.
Cũng trong thời gian này, tòa án đang thụ lý xem xét vụ ly hôn của hai vợ chồng bà Thảo, ông Vũ. Cả hai vợ chồng đều đang sở hữu 93% tài sản hữu hình và vô hình, bao gồm các thương hiệu như Trung Nguyên, G7.
Bà Thảo cho rằng gần như không được bước chân về Trung Nguyên và không được tham gia vào bất kỳ hoạt động điều hành nào của tập đoàn này. Vừa qua bà Thảo đã có đơn gửi đến Chánh án Tòa án TP.HCM, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn.
Theo đó, toàn bộ tài sản của gia đình và công ty được hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà người vợ vừa là đồng sáng lập và đồng sở hữu thì phải được đồng quyền, tránh trường hợp một bên đơn phương ra các quyết định làm thay đổi khối tài sản trong quá trình chờ tòa án ra quyết định cuối cùng.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Hơn 20 mẫu xe ô tô mất giá nhanh nhất trong 5 năm, trước khi mua xe nên biết
-
'Mặt trái' của người IQ cao: Đọc xong, cha mẹ liệu có làm mọi cách khiến con thông minh hơn?
-
Đám cưới Bình Dương: Cô dâu lấy chồng hơn 21 tuổi, được tặng hoa cưới đúc từ 11 cây vàng




-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025