Cảnh báo sóng thần đã được phát đi ngay sau khi xảy ra trận động đất có cường độ lên tới 8,6 độ richter ngoài khơi đảo Sumatra (Indonesia), tuy nhiên đã được dỡ bỏ không lâu sau đó.
|
Khu vực vừa phải hứng chịu trận động đất mạnh 8,6 độ richter chính là nơi bị tàn phá nặng nề nhất sau trận động đất kèm theo sóng thần mạnh gần 9,1 độ richter năm 2004, cướp đi sinh mạng của 168.000 người. Ngay lập tức, cảnh báo sóng thần đã được phát đi, khiến người dân hoảng loạn, đua nhau chạy đến những vùng đất cao để tránh bị cuốn trôi nếu như sóng thần khổng lồ ập vào bờ.
Người dân Indonesia hoảng loạn sau động đất.
Kí ức kinh hoàng đã khiến người dân ở tỉnh Aceh tháo chạy khỏi nhà sau khi xuất hiện những cảnh báo sóng thần. Tuy nhiên, chỉ ba đợt sóng nhỏ cao 80 cm ập được vào khu vực ven biển tỉnh Aceh. Những quốc gia láng giềng như Thái Lan, nơi từng hứng chịu cơn sóng thần năm 2004, cũng chỉ ghi nhận được những con sóng cao trên 10 cm. Trong vòng 2 giờ, những cảnh báo sóng thần ở Hawaii cũng đã được hạ cấp.
Tại sao với cường độ không quá chênh lệch, cùng nằm ở vị trí ngoài khơi Ấn Độ Dương, nhưng trận động đất hôm 11/4 lại không gây ra những cơn sóng thần khổng lồ như những gì từng xảy ra năm 2004, cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người trên toàn thế giới?
Kết cấu đáy biển chính là một trong những nguyên nhân ngăn chặn đại thảm họa một lần nữa ập xuống Indonesia. Khu vực xảy ra động đất nằm ngoài khơi bờ biển phía Bắc Sumatra, Indonesia, nơi tiếp giáp giữa hai mảng kiến tạo địa chất. May nắm thay, đoạn tiếp giáp giữa hai thềm lục địa tại nơi xảy ra động đất nằm theo hướng Bắc - Nam, trong khi phần đất liền Indonesia nằm theo hướng Đông - Tây. Chính vì lẽ đó, những con sóng thần được tạo ra sau trận động đất sẽ không có cơ hội ập vào bờ biển Indonesia.
Một lí do khác được xác định là trục quay của trái đất. Trái đất quay theo chiều ngang, ngược chiều với hướng sóng thần chạy vào lãnh thổ Indonesia, nên con sóng dẫu có hình thành được cũng sẽ bị triệt tiêu các lực trong khi di chuyển vào bờ, và khó có khả năng tạo ra một cơn sóng thần mạnh.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi tiếp giáp của hai mảng kiến tạo địa lí, nên thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất mạnh. Kết cấu không bề vững của các mảng lục địa chính là nguyên nhân gây ra các cơn địa chấn đủ cấp độ ở khu vực này mỗi năm. Tuy nhiên, những trận động đất có cường độ trên 8 độ richter thường ít được ghi nhận.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?