Cho đến nay Mỹ và đồng minh vẫn chưa can thiệp quân sự vào Syria. Vì sao?
Ngày 29/8 tại Damascus, các thanh tra viên LHQ vẫn đang thực hiện trọng trách tìm hiểu về vụ chất độc hóa học khiến hàng ngàn người Syria bị chết và ảnh hưởng. Ảnh: Reuters. |
Bài phân tích của một nhóm năm tác giả đăng trên CNN sáng 30/8 (giờ VN) phần nào cho thấy lý do: Syria đang có được sự ủng hộ của Nga, Iran và Trung Quốc.
Với lá phiếu phủ quyết của một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong tay, Nga liên tiếp phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào vào Syria, đồng thời Ngoại trưởng Sergey Lavrov còn nhấn mạnh vẫn chưa có bằng chứng cho thấy chính quyền ông Assad đứng đằng sau vụ tấn công vũ khí hóa học hôm 21/8 mà Mỹ và đồng minh đang cáo buộc.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Washington đang cố gắng “tạo ra những bằng cớ vô căn cứ để can thiệp quân sự” vào quốc gia Tây Á này và khẳng định bất kỳ kế hoạch tấn công nào nhắm vào Syria cũng đều vi phạm hiến chương LHQ.
Riêng Iran tuyên bố “nếu bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tấn công một quốc gia khác theo ý muốn thì đó có khác gì thời kỳ đồ đá”. Dù không đề cập trực tiếp sẽ hỗ trợ Syria khi có biến nhưng Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei trong tuần này đã quả quyết với nội các Iran rằng “những đe dọa từ phía Mỹ và việc can thiệp quân sự vào Syria là thảm họa cho khu vực và nếu điều đó xảy ra, tất nhiên người Mỹ sẽ nhận lãnh thiệt hại như khi họ can thiệp vào Iraq và Afghanistan”.
Vì sao hậu thuẫn Syria?
Trong bài viết, nhóm tác giả CNN còn đưa ra các giải thích vì sao Nga, Trung Quốc và Iran "chống lưng" cho Syria trong bối cảnh căng thẳng như hiện nay.
Hai lý do chính khiến Nga ủng hộ Syria là kinh tế và ý thức hệ. Hiện Matxcơva là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Syria với giá trị các hợp đồng đến nay đã đạt trên 4 tỉ USD. Mới đây Nga cũng vừa ký một hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu dành cho huấn luyện trị giá đến 550 triệu USD với Syria.
Quan trọng hơn, hiện Nga đang thuê một căn cứ hải quân đặt tại cảng Tartus của Syria và đây là cửa ngõ duy nhất để hải quân Nga có thể tiếp cận trực tiếp Địa Trung Hải.
Mục tiêu Nga là ngăn cản không cho Mỹ sắp xếp trật tự khu vực theo ý Washington. Nga không tin cách mạng, chiến tranh và sự thay đổi chế độ sẽ mang đến ổn định và dân chủ như Mỹ và phương Tây vẫn hay rao giảng. Nga còn tỏ ra nghi ngờ ý định thật sự của Mỹ ở khu vực này. Chính quyền Putin cho rằng những quan ngại về nhân đạo, nhân quyền thường được Mỹ dùng làm cái cớ để phục vụ lợi ích kinh tế và chính trị của Washington.
Trong khi đó, Iran lại xem tôn giáo và chiến lược là hai nhân tố chính khiến Tehran sẵn sàng kề vai sát cánh với Syria. Iran là quốc gia có dân số theo Hồi giáo dòng Shiite đông nhất thế giới, trong khi chính quyền Syria lại do những người Alawite cũng thuộc một nhánh của dòng Shiite kiểm soát, còn phe đối lập lại do những người Hồi giáo dòng Sunni lãnh đạo.
Trong quá khứ, Iran từng xem Syria là đồng minh Ả Rập duy nhất suốt tám năm (1980-1988) chiến tranh vùng Vịnh với Iraq, quốc gia do người Hồi giáo dòng Sunni chi phối.
Về mặt chiến lược, Syria hiện là đồng minh then chốt của Iran. Syria là cửa ngõ giúp Iran tiếp cận lực lượng Hezbollah thuộc dòng Shiite ở Libăng vốn được xem là trung gian giúp Iran đe dọa đồng minh của Mỹ là Israel. Iran tin rằng phương Tây và hầu hết các nước Ả Rập đang toa rập tiến hành thay đổi chế độ ở Syria nhằm bảo đảm an toàn hơn cho Israel. Chính vì thế, giữ vững chính quyền ông Assad chính là bảo đảm lợi ích cho Iran.
Với Trung Quốc, mọi thứ có vẻ phức tạp hơn. Có ý kiến cho rằng Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ kinh tế với Damascus và xem quốc gia này là một trung tâm kinh tế quan trọng vì Syria là giao điểm cuối truyền thống trên con đường tơ lụa cổ xưa. Một báo cáo năm 2010 của Ủy ban châu Âu cho biết Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Syria.
Ngoài ra, Trung Quốc không muốn nước ngoài can thiệp chuyện nội bộ của Syria, tương tự như quan điểm của Trung Nam Hải đối với vấn đề Tây Tạng và những cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền từ các nước phương Tây.
Sau cùng là Trung Quốc không muốn lặp lại những gì xảy ra ở Libya năm 2011 khi Trung Quốc và Nga bỏ phiếu trắng trong việc LHQ ra nghị quyết áp vùng cấm bay lên quốc gia Bắc Phi này, mở đường cuộc can thiệp quân sự của NATO do Mỹ đạo diễn.
Do đó, Trung Quốc liên tục phủ quyết các biện pháp trừng phạt Syria mà Mỹ và phương Tây luôn thúc giục LHQ thông qua suốt thời gian vừa qua.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?