Chủ tịch Quỹ Rockefeller cho biết cần thay đổi ngay việc làm này để tránh xuất hiện thêm các biến thể mới.
|
Theo ông Rajiv J. Shah, chủ tịch của Quỹ Rockefeller (Quỹ tư nhân Mỹ được thành lập bởi gia đình Rockefeller với sứ mệnh thúc đẩy sự thịnh vượng của nhân loại trên toàn thế giới), việc các các quốc gia giàu có chậm trễ trong việc phân bổ vaccine COVID-19 tới các nước kém phát triển là lý do chính dẫn tới sự ra đời của biến thể mới Omicron.
Cuối tuần trước, các nhà khoa học Nam Phi đã đưa ra lời cảnh báo về một biến thể COVID-19 mới có chứa hàng loạt đột biến, tuy nhiên, biến thể này sau đó được xác định đã có ở nhiều quốc gia trên thế giới trước khi được Nam Phi công bố.
Do có nhiều đột biến nguy hiểm nên Omicron được Tổ chức Y tế Thế giới cho là "biến thể đáng lo ngại" và có "nguy cơ rất cao". Tuy nhiên, sẽ mất một vài tuần để các nhà khoa học có thể trả lời được chính xác về mức độ nguy hiểm cũng như khả năng né tránh vaccine và các phương pháp điều trị của biến thể này.
Tại Hội nghị Paris vào thứ ba vừa qua, ông Shah cho biết, đại dịch đã góp phần đổi mới các chính sách công của các nước và chiến dịch "Thần Tốc" (Warp Speed) của Mỹ là một "thành công rất lớn". Tuy nhiên, ông cho rằng, việc không áp dụng chính sách này ở quy mô toàn cầu là một thất bại.
Ông cũng kêu gọi tăng tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới để có được miễn dịch cộng đồng vào tháng 9 năm sau.
Vì lợi ích của mọi quốc gia
Ông Rajiv J. Shah cho biết thêm các nước kém phát triển có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến thể mới cao hơn từ 6 - 8 lần so với các nước phát triển. Nguyên nhân là do việc phủ vaccine chậm sẽ khiến virus tiếp tục lây lan nhanh chóng.
Một số nhà lãnh đạo châu Phi, bao gồm Tổng thống Nam Phi - ông Cyril Ramaphosa - đã cáo buộc các quốc gia giàu có phương Tây cố tình tích trữ vaccine. Vị tổng thống này đã phát biểu cuối tuần trước rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron là một "lời cảnh tỉnh cho thế giới rằng bất bình đẳng trong phân bổ vaccine không thể tiếp diễn".
Tổng thống Ramaphosa nói: "Thay vì cấm đi lại, các quốc gia giàu có nên hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc tiếp cận và sản xuất đủ vaccine cho người dân của họ".
Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Anh đã ban hành lệnh cấm đi lại với các nước khu vực miền Nam Châu Phi. Tổng thống của Malawi, ông Lazarus Chakwera cho rằng hành động này dựa trên sự "phân biệt chủng tộc" hơn là khoa học.
Chủ tịch Shah nói: "Tôi thực sự mong rằng các công ty có liên quan như Pfizer, Moderna và các công ty dược phẩm khác sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác để cung cấp các sản phẩm của mình tới các quốc gia kém phát triển hơn".
"Vì lợi ích của mọi quốc gia, hãy giúp đỡ các quốc gia khác ngay từ bây giờ".
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/vi-sao-bien-the-omicron-xuat-hien-dieu-can-lam-ngay-de-tranh-xuat-hien..
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?