“Nhiều trường hợp ở TP phải hủy án, trong thâm tâm tôi phải chấp hành nhưng tôi không tin rằng cái hủy đó là đúng, hoặc là có đúng nhưng mà không tới mức hủy án".
|
“Nhiều trường hợp ở TP phải hủy án, trong thâm tâm tôi phải chấp hành nhưng tôi không tin rằng cái hủy đó là đúng, hoặc là có đúng nhưng mà không tới mức hủy án” - Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM chia sẻ.
Chiều ngày 8/3 Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015. Trong phần phát biểu của mình Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM đã có những phát biểu rất thẳng thắn về vấn đề này.
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM
Một số giải pháp không mang lại tác dụng
Mở đầu bản tham luận, tướng Minh cho biết cá nhân ông nằm trong số ít những người trong ngành công an va chạm với án tham nhũng nhiều nhất, do vậy ông “xin có một số kiến nghị” để điều chỉnh việc phòng chống tham nhũng sao cho có hiệu quả cao hơn.
“Về phát hiện tham nhũng theo tôi không thể nói là phát hiện ít hay nhiều vì sự đánh giá đó đều là cảm tính, phỏng đoán, bởi bản chất án tham nhũng là án tiềm ẩn nên đến khi kết luận mới có. Ngay cả khi cơ quan điều tra đã khởi tố thì với những nghi vấn cũng chỉ kết luận được khoảng 50%. Những vụ án nào kết luận được 80% được coi là thành công vượt mức mong đợi” - ông Minh nói.
Theo tướng Minh, qua những việc phát hiện và đã xử lý thì có thể khẳng định, với án tham nhũng, vụ sau phát hiện thiệt hại thường lớn hơn vụ trước, thậm chí là lớn hơn rất nhiều.
“Chúng ta thường phát hiện chậm, hành vi xảy ra 3 năm thậm chí 10 năm mà hệ quả là thu hồi rất thấp vì lúc đó việc tẩu tán tiêu thụ gần như đã hoàn thành. Do đó tôi tán thành rằng chống tham nhũng “chưa đạt yêu cầu” – ông Minh cho biết.
Từ đó tướng Minh cho rằng hiện nay các quy định, biện pháp như công khai minh bạch hay xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ…vẫn chưa đủ để ngăn ngừa được tham nhũng.
Tướng Minh cho hay: “Có thể nói một số giải pháp được đưa vào Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) và nghị định của Chính phủ, thậm chí là chương trình quốc gia thì tôi nghĩ rằng có một số là ảo, không mang lại tác dụng răn đe, ngăn ngừa gì cả. Ví dụ như kê khai tài sản.
Theo báo cáo của Công an Thành phố (CATP) thì trong biên chế có hơn 1/3 phải kê khai tài sản, nhưng mà kê khai xong rồi cơ quan quản lý đút vào ngăn cất, còn kê khai có đúng hay không, có hợp lý hay không thì không ai biết. Cần phải thay đổi để đảm bảo kê khai tài sản thành một dữ liệu mà có thể căn cứ vào đó để tiến hành phòng ngừa và điều tra tham nhũng.
Tôi nói thật là hiện nay có một số vụ án mà CATP đã được ý kiến của Thường trực Thành ủy để tiếp cận bản kê khai tài sản của một số cán bộ, nhưng cho tới nay CATP không tiếp cận được. Thế thì bản kê khai để trong hộc bàn đó không có ý nghĩa gì cả”.
50% các vụ án buôn lậu có bóng dáng hải quan
Đề cập đến những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng trong năm tới, tướng Minh xếp lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa lên đầu tiên.
“Hiện nay 50% các vụ án buôn lậu phát hiện tại TP có bóng dáng của nhân viên Hải quan dính đến tiêu cực, thông đồng” – ông Minh cho biết. Ông cũng nhận định rằng ngay cả trong việc chuyển giá cũng đều phải có sự móc nối thông qua hải quan, trong khi đó chính sách quản lý hiện nay khiến cho nhân viên có ý tiêu cực có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện hành vi.
Lĩnh vực được ông Minh xếp thứ hai là ngân hàng, tài chính và cho thuê tài chính. Thậm chí Phó giám đốc CATP còn “bật mí”: “Tôi cho rằng hiện nay tình hình tài chính ngân hàng của TP cũng đang tiềm ẩn một số vụ án mà có thể khởi tố được rồi, vấn đề là còn lượng giá xem tác động của nó với khủng hoảng dây chuyền tài chính tiền tệ nữa”.
Ngoài ra ông Minh cũng đề cập đến các lĩnh vực như đền bù giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án hay tham nhũng tại quỹ xóa đói giảm nghèo ở các phường xã.
Về vấn đề xử lý, tướng Minh cho rằng dù TP đã đưa ra xét xử nhiều án lớn nhưng không thể tự hào về kết quả này được. Theo ông Minh lý do là vì Luật PCTN chỉ có điều chỉnh trong lĩnh vực phòng ngừa và xử lý hành chính, còn chống tham nhũng “là chuyện của Luật Tố tụng hình sự”.
Trong khi đó cán bộ tiến hành tố tụng hiện nay rất thận trọng và cầu toàn khi phải đối đầu với người tham nhũng “có bản lĩnh”. Chính điều này khiến cho không phải chỉ TP.HCM mà trên toàn quốc xử lý tham nhũng đều rất chậm.
“Trong các loại án mà chúng ta đã điều tra bổ sung, hủy, cải, sửa thì án tham nhũng là đứng đầu, thậm chí có vụ bị điều tra bổ sung tới 3, 4 lần. Tỷ lệ trả hồ sơ án tham nhũng là 1 vụ trả 2,5 lần, tỷ lệ hủy cũng rất nhiều” – ông Minh cho biết thêm.
“Nhiều trường hợp ở TP phải hủy án, trong thâm tâm tôi phải chấp hành nhưng tôi không tin rằng cái hủy đó là đúng, hoặc là có đúng nhưng mà không tới mức hủy án” – tướng Minh chia sẻ.
“Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên” – Thiếu tướng Phan Anh Minh nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Tin vui: TP. HCM sắp xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chính thức 'soán ngôi' Landmark 81
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này