Chúng ta hay nhận được cảnh báo nên hạn chế ăn thịt. Nhưng nếu ăn chay không có thịt liệu có thực sự tốt cho sức khỏe?
|
Người phụ nữ 60 tuổi có 55 viên sỏi mật như hạt ngô rang
Bà Tạ năm nay 60 tuổi sống ở Vũ Hán (Trung Quốc). Trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ thì phát hiện trong cơ thể có một lượng lớn sỏi giống như hạt ngô rang. Bác sĩ nói rằng, trường hợp của bà Tạ có liên quan đến thói quen ăn chay trong thời gian dài, khiến túi mật to gấp rưỡi người bình thường.
55 viên sỏi được lấy ra trong cơ thể bà Tạ.
May mắn thay, chức năng túi mật của bà Tạ về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, bà Tạ cần phải phẫu thuật để gắp hết sỏi trong túi mật ra. Sau phẫu thuật, tổng cộng 55 viên sỏi được lấy ra trong cơ thể bà Tạ, hình dạng của những viên sỏi này rất giống với hạt ngô rang. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ phán đoán rằng những viên sỏi hỗn hợp này thuộc về cholesterol và bilirubin, điều này có liên quan mật thiết với thói quen ăn uống của bà Tạ.
Tại sao ăn chay lại dẫn đến kết sỏi?
Bà Tạ cho biết, bình thường bà không ăn thịt, chỉ ăn chay, vì bà nghe nói ăn chay rất tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi. Bác sĩ giải thích rằng, trong những trường hợp bình thường, túi mật của chúng ta sẽ co thắt theo quy luật, và thường xuyên ăn chay sẽ khiến túi mật không co thắt mạnh như khi ăn “mặn”. Theo thời gian, dịch mật sẽ lắng đọng và hình thành sỏi.
Chế độ ăn chay là nguyên nhân khiến bà Tạ bị sỏi mật
Các chuyên gia y tế nhắc nhở, chế độ ăn uống hàng ngày của người bình thường nên cố gắng kết hợp các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể. Ăn uống thực phẩm quá thanh đạm cũng khiến cơ thể xuất hiện vấn đề.
Chế độ ăn uống quá thanh đạm, nguồn dinh dưỡng không cân đối, điều này dẫn đến thế chất suy giảm, sức đề kháng yếu khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Thế nào là một chế độ ăn uống thanh đạm đúng khoa học?
Ăn thanh đạm không có nghĩa là không ăn thịt
Hiện nay có rất nhiều bệnh phổ biến như tiểu đường, bệnh gút, sỏi mật,... phần lớn là do con người có chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến, vì vậy bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân này: chế độ ăn uống cần phải thanh đạm.
Trong mắt của các bác sĩ, một chế độ ăn uống thanh đạm không có nghĩa là không ăn thịt, mà phải là trên sự đa dạng hóa các loại thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các thức ăn từ động vật. Sử dụng dầu ăn và muối hợp lý theo quy định, tránh sử dụng quá nhiều các sản phẩm cay.
1. Ăn nhiều thịt nạc, ít thịt mỡ
Ảnh minh họa
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò rất giàu protein chất lượng cao, thịt nạc có thể bổ sung sắt và thích hợp cho những người bị bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo của thịt mỡ cao, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim mạch và mạch máu não, cũng gây béo phì, do đó không nên ăn nhiều. So với thịt gia súc, bạn nên chọn thịt cá và thịt gia cầm.
2. Sử dụng một lượng dầu nhỏ nhưng đa dạng các loại
Chế độ ăn thanh đạm nên ăn ít dầu hơn, nhưng đảm bảo ăn nhiều loại khác nhau. Dầu đậu phộng, dầu cám gạo, dầu hạt trà, dầu hạt cải, dầu ô liu tinh luyện, dầu hướng dương, dầu đậu tương,... nên ăn thay thế nhau, và lượng dầu ăn hàng ngày tốt nhất là 25 ~ 30 gram.
3. Ăn đậu kết hợp với ăn trứng
Hầu hết những người ăn một chế độ ăn thanh đạm sẽ giảm lượng protein thịt, do vậy cần chú ý đến việc nạp protein thực vật, đặc biệt là lượng đậu phụ và sản phẩm từ đậu. Ngoài ra, tốt nhất là kết hợp thêm 1 quả trứng và 1 cốc sữa.
4. Kết hợp nhiều loại lương thực chính
Ảnh minh họa
Theo nghĩa rộng, một chế độ ăn uống thanh đạm cũng bao gồm ăn ít thực phẩm chế biến và thực phẩm có đường. Những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì nên ăn nhiều ngũ cốc thô hơn bởi giàu chất xơ và chỉ số đường thấp. Những loại thực phẩm này có cảm giác no, trì hoãn hấp thụ glucose, giúp nhuận tràng, giảm cân và có tác dụng hạ lipid.
5. Ăn ít cay và đa dạng các loại gia vị
Ngược lại, chế độ ăn thanh đạm nên tận dụng đầy đủ các gia vị như giấm, hành tây, tỏi, tiêu, mù tạc,… không chỉ cải thiện sự thèm ăn, giải độc và khử trùng mà còn giảm việc sử dụng muối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng hạt tiêu, ớt cần được kiểm soát, đặc biệt là những người sau khi phẫu thuật.
6. Ăn nhiều các món hấp, luộc
Khi nấu ăn, nên sử dụng phương pháp xào nhanh, hầm, hấp, luộc..., để tối đa hóa việc bảo quản hương vị và chất dinh dưỡng ban đầu. Ngoài ra, hãy học cách kết hợp nhiều loại nguyên liệu, chẳng hạn như thịt được nấu với thực phẩm có chất xơ cao, có thể làm giảm sự hấp thu chất béo và cholesterol trong cơ thể.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này