Ngoài việc các cơ quan phải có người phát ngôn, cung cấp thông tin thì các tổ chức, cá nhân phải cung cấp thông tin trung thực với báo chí.
Phóng viên tác nghiệp tại tòa trong một vụ xử nhận hối lộ |
Ngày 17/9, UBND TPHCM đã tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn thành phố.
Căn cứ theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cũng đã có Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 23/8/2013 về việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn TPHCM. Quy chế này quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND TPHCM.
Theo đó, người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước gồm: người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (gọi tắt là người phát ngôn). Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình phát ngôn (gọi là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc phối hợp cùng người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao. Người phát ngôn nếu đi vắng thì phải báo cáo để người đứng đầu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn không được ủy quyền tiếp cho người khác. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Khoản 4, Điều 2 của quy chế này cũng cho phép các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật; trung thực khi cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
Điểm b, khoản 2, Điều 3 của quy chế buộc các cơ quan hành chính trực thuộc UBND TPHCM ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Trong trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 01 ngày kể từ khi xảy ra vụ việc.
Đáng chú ý là tại điều 8 của quy chế này quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Tại hội nghị, ông Võ Văn Long, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, theo quy chế, Sở cũng đã có văn bản yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố phải nhanh chóng công bố họ tên, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ email của người phát ngôn bằng văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình.
Ông Võ Văn Luận, Ủy viên UBND TPHCM, Chánh văn phòng UBND TP cho biết, người đứng đầu cơ quan hành chính không nhất thiết phải là Chủ tịch, Giám đốc. Nếu Chủ tịch, Giám đốc đi vắng thì phải ủy quyền cho các Phó Chủ tịch, Phó Giám đốc để tiếp báo chí. Những người hoạt động tại các trang thông tin điện tử, trang tin tổng hợp không phải là phóng viên, nhà báo nên các cơ quan hành chính nhà nước không có trách nhiệm cung cấp thông tin báo chí.
UBND TPHCM cũng ban hành Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 23/7/2013 về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn. Theo đó, các cơ quan, tổ chức gửi hồ sơ cho Sở Thông tin và Truyền thông ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến tổ chức để Sở này phối hợp với các sở ngành liên quan xem xét việc cấp phép.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%