Chàng cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân không chọn con đường "làm giàu" theo bằng cấp, anh chọn nối nghiệp cha ông làm một nghệ nhân đậu bạc.
|
Tự nhận mình là người “bình thường”
Quách Phan Tuấn Anh (SN: 1981) là người con trong gia đình truyền thống nối “nghiệp” đậu bạc tại làng Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Cha anh là nghệ nhân Quách Văn Trường, người đã theo nghiệp đậu bạc từ năm 14 tuổi. Những tinh hoa của nghề đã được ông truyền lại cho Tuấn Anh và hiện tại, ông Trường hoàn toàn tin tưởng vào tài năng của con trai mình.
Để gắn bó với nghề, Tuấn Anh đã từ bỏ tấm bằng cử nhân mà anh vất vả 4 năm theo học, để theo đuổi “nghiệp đậu bạc”, cái "nghiệp" trước đó anh chưa từng nghĩ sẽ theo. Tốt nghiệp xong, Tuấn Anh không đi làm mà ở nhà theo học nghề của bố, anh chia sẻ: “Một hôm có khách tới đặt hàng rất nhiều nhưng bố tôi không nhận vì không có người làm. Khi đó tôi nghĩ, nếu tôi biết làm tôi sẽ giúp được bố, ngoài ra ít người theo nghề nên nguy cơ mất nghề rất lớn, đây cũng là trách nhiệm của tôi…”. Thế rồi chàng cử nhân ấy ngày ngày miệt mài bên chiếc bàn cũ kĩ của cha, kiên trì, nhẫn nại học nghề, bỏ ngoài tai mọi lời khuyên của bạn bè nên làm việc theo tấm bằng đã học.
Tuấn Anh với công việc thường ngày của mình
Nghề đậu bạc hoàn toàn làm bằng tay
Nghề đậu bạc là nghề hoàn toàn làm thủ công, từ công đoạn mua bạc, nấu chảy, cán nhỏ bạc thành những sợi chỉ, sau đó đan kết vào nhau thành những chi tiết nhỏ, cuối cùng là gắn kết thành những hình khối lớn. Người không có tính kiên trì, chịu khó, sẽ không thể theo được nghề.
“Người làm đậu bạc phải rất cần mẫn, vì là nghề hoàn toàn làm bằng tay, đòi hỏi tính kiên trì, người có tính ngông quá sẽ không thể ngồi để làm được, nhưng người hiền quá lại càng không làm được, nghề yêu cầu tính sáng tạo, nhanh nhạy…”, Tuấn Anh nhận mình là người bình thường pha chút “cá tính” "hiền, ngông" của người thợ đậu bạc.
Người đầu tiên dựng “hình khối” cho sản phẩm đậu bạc
Đậu bạc là một nghề có bề dày truyền thống hơn 1.000 năm, nhưng đến nay đã bị mai một, theo lời của Tuấn Anh, hiện tại làng Định Công chỉ còn 2 gia đình theo nghề. Sự bào mòn của thời gian làm cho nghề một thời nức tiếng đất Hà Thành, giờ chỉ còn rất ít người biết đến.
Không chỉ học hỏi theo những kỹ thuật cũ (truyền thống) của cha ông, Tuấn Anh không ngừng học hỏi, thử nghiệm một số phương pháp kĩ thuật mới, để giảm bớt công sức của người thợ đậu bạc. Từ xa xưa, cha ông làm đậu bạc trên một mặt phẳng, thì Tuấn Anh thử nghiệm thành công và dựng được hình khối cho sản phẩm đậu bạc. Anh phân chia mảng cho các hình khối, đây là sáng kiến hay và là người đầu tiên trong nghề phát minh ra được phương pháp dựng hình khối cho sản phẩm.
Trong dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội, sản phẩm con trâu do chính tay anh làm đã được vinh danh.
Sản phẩm con rồng thời Lý được trưng bày trong Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội
Từ thỏi bạc thô kệch, qua bàn tay điêu luyện của người thợ đậu bạc, thành những sản phẩm đẹp và có hồn hơn
Những sản phẩm đậu bạc, chủ yếu là trang sức, dùng những sợi chỉ bạc đan kết vào nhau, tỉ mẩn đến từng chi tiết. Thị trường cho sản phẩm khá rộng, không chỉ được biết đến ở trong nước mà lượng khách hàng nước ngoài cũng rất yêu thích những sản phẩm cao cấp này.
Hiện tại, anh là “ông chủ” của xưởng đậu bạc “tại gia” cùng 3 người thợ “tình nguyện” theo anh học nghề. Anh rất tin tưởng một ngày gần nhất, nghề đậu bạc sẽ lại “nức tiếng”, anh hoàn toàn có cơ sở để hy vọng, anh bộc bạch: “Nghề đậu bạc đã có quá trình phát triển hơn 1.000 năm, đến nay nghề hoàn toàn có thể phát triển hơn…”. Tuấn Anh thường xuyên mở các lớp dạy nghề miễn phí, anh mong muốn nghề đậu bạc sẽ có nhiều hơn nữa những người trẻ như mình “giữ lửa”.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%