EVN phải tính toán lại giá thành sản xuất kinh doanh ở khâu phát điện thương phẩm và so sánh với kế hoạch năm để điều chỉnh giá bán lẻ tương ứng.
Căn cứ vào tình hình thực tế, liên Bộ Công thương - Tài chính sẽ trả lời hoặc trình Thủ tướng quyết định |
Trong buổi họp báo chiều 10/9 do Bộ Công thương tổ chức, về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 8 và 8 tháng năm 2012, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường cho biết như vậy.
Theo Thông tư 24 của Chính phủ, điều chỉnh giá điện phải tối thiểu sau 3 tháng sau lần điều chỉnh giá điện gần nhất (tháng 7/2012). Do vậy, "Tối thiểu trước ngày 1/10/2012, EVN phải tính toán lại giá thành sản xuất kinh doanh điện để đề xuất phương án giá", ông Đặng Huy Cường cho biết.
Theo ông Cường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải tính toán tổng chi phí giá thành phát điện thương phẩm của 1Kwh so với kế hoạch đầu năm, nếu giá thành của 1 kwh điện thương phẩm tăng/giảm thì sẽ căn cứ theo quy định của Thông tư 24 có sự điều chỉnh giá điện.
Ông Cường cũng cho hay, phương án giá điện 2012 thì phải tính tới giá thành của cả một năm 2012 trong các khâu phát điện, truyền tải, phân phối bán lẻ. Khi tính cả năm 2012, vẫn tính cả yếu tố mùa khô và mùa lũ nên việc phát thủy điện nhiều trong tháng mùa mưa lũ này thì không có nghĩa là có điều kiện để giảm giá điện, mà phải tính chi phí phát điện thực tế so với chi phí theo kế hoạch.
"Việc phát thủy điện nhiều trong tháng mùa lũ không có nghĩa là giá điện sẽ giảm hay tăng. Vấn đề là so sánh chi phí phát điện thực tế và chi phí phát điện kế hoạch 2012", ông Cường cho biết. Theo Cục Điều tiết Điện lực, việc phát thủy điện nhiều tháng 7-8 chưa đủ dữ liệu để khẳng định giảm giá điện, bởi ngành điện còn phải tính tổng cầu trong 3 tháng.
Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 8, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 10,5 tỷ kWh. Điện do EVN và các đơn vị thành viên sản xuất đạt 5,914 tỷ kWh (tương đương 56,3%), trong đó điện sản xuất từ các nhà máy thủy điện đã chiếm hơn 50%.
Hơn 40% lượng điện còn lại được EVN mua lại từ các nguồn bên ngoài, trong đó các nguồn điện giá cao nhất là nhiệt điện dầu và nhà máy tuabin khí chạy dầu không được EVN huy động.
Các nguồn điện khác như than chỉ được huy động ở mức thấp, chiếm 8,2% sản lượng, nhà máy điện nhỏ đóng góp 4,9% và mua điện Trung Quốc chỉ chiếm 2%. Chỉ nhìn các cơ cấu phát điện cũng có thể thấy chắc chắn EVN đang hưởng lãi từ sản xuất, kinh doanh điện.
Bản thân EVN cũng không giấu giếm mục tiêu vận hành hệ thống điện trong tháng 9 là sẽ tiếp tục là khai thác hợp lý các nhà máy thủy điện để tận dụng các đợt nước về cuối mùa lũ chính vụ và đảm bảo mục tiêu tích nước cuối năm.
Theo tuyên bố cách đây vài tháng của ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, ngành điện sẽ phải tính toán, phân bổ số lỗ tích lũy lên tới 26.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá vào giá điện.
Tính bình quân trong 4 năm từ nay đến 2015, lỗ chênh lệch tỷ giá được phân bổ vào giá điện bình quân là 6.600 tỷ đồng/năm nên dù cơ cấu đầu vào của giá điện có giảm nhưng sẽ khó có chuyện giảm giá vì EVN sẽ lấy lý do phải bù lỗ để đưa vào giá điện, thậm chí không loại trừ chuyện giá điện có thể sẽ còn tiếp tục tăng và người dân phải chờ xem động thái tính toán của ngành điện trong những ngày sắp tới.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?