Đó là một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra cho chuyên gia y tế trong thời điểm dịch sốt xuất huyết đang hoành hành, tấn công trẻ em.
|
Theo Cục Y tế Dự phòng, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 40.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 51 tỉnh, thành phố và đã có 25 trường hợp tử vong. Hiện, một số bệnh viện ở Hà Nội và TP.HCM bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang quá tải, bệnh nhân nằm la liệt ở hành lang.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, BS. Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức - Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết.
Thưa bác sĩ, nếu bệnh sốt xuất huyết phát hiện muộn có để lại di chứng gì sau này không? Trẻ nhỏ mắc bệnh có ảnh hưởng đến trí não không?
Nếu phát hiện sốt xuất huyết muộn, đặc biệt khi trẻ bị sốc, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, nghiêm trọng hơn khi trẻ có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận... Thông thường, nếu được điều trị khỏi sẽ không để lại di chứng.
Trong trường hợp, nếu trẻ thuộc nhóm sốt xuất huyết thể não có thể ảnh hưởng trí não trẻ. Do đó, trẻ cần được theo dõi, tái khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh mỗi tháng, mỗi quý.
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đang quá tải ở một số bệnh viện.
Được biết, một trong những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết là “sốt cao khó hạ”, nhưng đây cũng là triệu chứng của một số bệnh khác. Vậy, làm sao để phân biệt “sốt cao khó hạ” là bị sốt xuất huyết hay tay chân miệng, thủy đậu hay sốt sốt siêu vi…?
Ngay cả bác sĩ cũng khó phân biệt được sốt cao khó hạ này là do sốt xuất huyết, tay chân miệng hay thủy đậu..., đặc biệt là 1-2 ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, thường trong bệnh sốt xuất huyết, trẻ sốt cao liên tục đơn thuần, không kèm theo triệu chứng nào khác ngoại trừ ở trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng) có thể kèm triệu chứng ho, sổ mũi hoặc ói, tiêu chảy. Thường mặt trẻ xung huyết (mặt và mắt hơi nề đỏ) trong khi những bệnh khác có những triệu chứng đi kèm (ví dụ tay chân miệng có hồng ban, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối, miệng..., thủy đậu thì có mụn nước ở mặt, ngực, bụng gây ngứa...).
Ngoài ra, trong sốt xuất huyết còn có xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể chẩn đoán sớm bệnh trong 1-2 ngày đầu. Tuy nhiên, kết quả âm tính thì cũng không loại trừ bệnh sốt xuất huyết nên phụ huynh phải đưa trẻ đi khám bệnh mỗi ngày, thậm chí sáng - chiều để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có phải bệnh sốt xuất huyết 60% là tự khỏi? Vậy, bác sĩ cho lời khuyên ở nhà nên làm cụ thể những việc gì khi trẻ mắc bệnh này?
Sốt xuất huyết đa số tự khỏi (giống nhiễm siêu vi). Tuy nhiên, có những trường hợp xuất hiện biến chứng sốc; rối loạn đông máu gây xuất huyết đường tiêu hóa, đường tiết niệu, sinh dục..., tổn thương gan, não, thận, tim... Tỉ lệ này cũng không cao (dưới 3-5% tổng số các trường hợp sốt xuất huyết).
Người nhà bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nặng để đưa người bệnh nhập viện kịp thời. Khi người bệnh sốt trên 2 ngày, có biểu hiện đau bụng, bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam (chảy máu mũi), chảy máu chân răng, ói ra máu, đi cầu phân đen, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi..., lúc này phải đưa ngay người bệnh tới bệnh viện dù cho trong đêm, không chờ tới sáng.
Làm thế nào để nhận biết một người mắc sốt xuất huyết đã khỏi hoàn toàn, thưa bác sĩ?
Bệnh sốt xuất huyến thường diễn tiến đủ 7 ngày là khỏi bệnh. Lúc này người bệnh có cảm giác thèm ăn, khỏe lên, ngủ được, có thể kèm theo ban phục hồi ở tay, chân (những chấm xuất huyết li ti trên nền hồng ban, thỉnh thoảng xen kẽ những vùng da trắng không điểm xuất huyết, kèm ngứa).
Qua xét nghiệm máu thì các chỉ số huyết học thường trở về bình thường, chỉ có số lượng tiểu cầu có thể còn thấp, sẽ trở về bình thường trong 1-2 tuần sau. Một số trường hợp bệnh có thể kéo dài hơn nhưng hiếm.
Khi trẻ sốt cao, uống thuốc hạ sốt vẫn không hạ, phụ huynh có thể lau mát thêm cho bé để giúp hạ nhiệt cơ thể. Dùng nước hơi ấm (dùng để tắm em bé) với 5 khăn nhỏ đắp ở hai bên bẹn, nách, khăn còn lại lau khắp mình. Ngưng lau mát khi nhiệt độ còn 38,5 độ.
Khi trẻ đã uống thuốc hạ sốt và lau mát tích cực mà vẫn không hạ (luôn luôn trên 39 độ C), phụ huynh nên cho trẻ đến cơ sở y tế khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Trong trường hợp, trẻ đã mắc sốt xuất huyết năm ngoái nhưng bệnh khá nhẹ, chỉ điều trị ngoại trú. Vậy, năm sau, cơ thể của trẻ có được miễn dịch với bệnh này không, thưa bác sĩ?
Sốt xuất huyết do virus dengue gây ra. Virus này có 4 type huyết thanh là dengue 1, dengue 2, dengue 3, dengue 4 nên về lý thuyết, trẻ có thể bị sốt xuất huyết 4 lần.
Bé chỉ có miễn dịch với chủng huyết thanh đã mắc nên phụ huynh không chủ quan khi lần sau trẻ bị sốt, vẫn có thể đó là sốt xuất huyết, phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước