Mạng lưới cung cấp nước sạch chưa phủ kín được 100% số hộ dân, chất lượng nước cũng chưa đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đang là thực trạng của TP.HCM hiện nay.
TP.HCM: Hàng ngàn hộ dân uống mầm bệnh mỗi ngày |
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nguồn cung cấp nước cho TP chủ yếu từ sông Đồng Nai qua xử lý của Nhà máy nước Thủ Đức và Công ty cấp nước Bình An. Riêng nước từ sông Sài Gòn qua xử lý của Nhà máy nước Tân Hiệp. Ngoài ra, có nguồn nước ngầm được Cty TNHH MTV Nước ngầm Sài Gòn xử lý với công suất 60m3/ngày.
Tất cả các nguồn nước trên sau khi xử lý sẽ theo hệ thống đường ống cấp nước đến từng nhà dân. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nguồn nước theo giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy, nước chưa qua xử lý và cả xử lý đến tay người dân đều có vấn đề.
Trong năm 2014, qua kiểm tra 1.400 mẫu nước tại 7 quận, huyện chưa có mạng lưới cung cấp nước sạch (quận 12, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi), kết quả hơn 95% số mẫu nước được kiểm tra không đạt chỉ tiêu hóa lý, hơn 7% không đạt chỉ tiêu vi sinh.
Các chỉ tiêu không đạt bao gồm màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, hàm lượng Amoni, Asen, chỉ số Pecmanganat, coliform,… đáng lưu ý có khoảng 6,5% số mẫu nước không đạt chỉ tiêu E.coli (loại vi khuẩn gây tiêu chảy).
Đáng nói hơn, tại nhiều nơi như ở quận 12, nhiều phải sử dụng nguồn nước giếng hoặc mua nước từ bồn và từ các cơ sở cung cấp nước có quy mô nhỏ tại địa phương. Những cơ sở này thường không đảm bảo được các yêu cầu về vi sinh, chất lượng theo chuẩn; nhưng người dân vẫn phải sử dụng hàng ngày.
Nhiều hộ dân ở các quận 12, BÌnh Chánh, Củ Chi,... vẫn sử dụng nước giếng vì mạng lưới đường ống chưa phủ kín 100%. Ảnh: Ngô Đồng
Ngay cả các mẫu nước kiểm tra tại trạm cấp nước, nước chung cư, nước đã qua xử lý,… cũng có vấn đề. Cụ thể, qua giám sát 48 mẫu nước tại trạm cấp nước tập trung cung cấp nước dưới 500 người cho thấy, còn 20% số mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh và khoảng 29% số mẫu không đạt chỉ tiêu hóa lý. Còn tại trạm cấp nước tập trung cung cấp nước từ 500 người trở lên, qua kiểm tra 281 mẫu, vẫn còn khoảng 1% chưa đạt chỉ tiêu vi sinh và khoảng gần 2% chưa đạt về hóa lý.
Trước đó, tháng 7-2014, đoàn Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra tại ba nhà máy nước lớn nhất, có công suất trên 1.000m3 là Thủ Đức, Bình Chánh và Phong Phú (Bình Lợi 3) đều phát hiện không đạt chỉ tiêu clo dư ngay từ gốc; lượng mangan, sắt đều cao hơn mức cho phép, có khả năng gây nhiễm độc.
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cũng cho biết, đến cuối năm 2014, TP.HCM có 13/19 quận nội thành và 2/5 thị trấn được cung cấp nước sạch 100%; còn 317.146 hộ dân chưa được cung cấp nước sạch, tập trung chủ yếu tại 15 xã của huyện Bình Chánh, 11 xã của huyện Hóc Môn và 20 xã của huyện Củ Chi.
Nước không đạt tiêu chuẩn hóa lý ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, chủ yếu chỉ ảnh hưởng về mặt kinh tế (phải mua thiết bị lọc). Nguy hiểm nhất là nước nhiễm vi sinh, vì về mặt cảm quan người sử dụng không nhận thấy có dấu hiệu bất thường trong nước nên vẫn vô tư sử dụng. Nước nhiễm vi sinh có nguy cơ gây ra các bệnh viêm đường ruột, tiêu chảy... rất lớn. Việc xuất hiện 2 ổ dịch tiêu chảy cấp tại huyện Bình Chánh vừa qua làm hàng chục người mắc, trong đó chủ yếu là trẻ em, 1 bệnh nhi tử vong,… nhiều mẫu xét nghiệm bệnh phẩm, người tiếp xúc cho thấy dương tính với khuẩn E.coli… đã cho thấy ô nhiễm nước bề mặt đang rất nghiêm trọng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?